|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Séc bảo chi (Cheque) là gì? Thanh toán séc bảo chi

10:39 | 06/10/2019
Chia sẻ
Séc bảo chi (tiếng Anh: Cheque) là séc đã bị người kí phát đảm bảo cho tờ séc khi tờ séc được xuất trình trong thời hạn xuất trình đòi thanh toán.

luu-y-khi-su-dung-sec-bao-chi

Hình minh họa (Nguồn: The Bank)

Séc bảo chi (Cheque)

Khái niệm

Séc bảo chi trong tiếng Anh gọi là Cheque.

Séc bảo chi là séc đã bị người kí phát đảm bảo cho tờ séc khi tờ séc được xuất trình trong thời hạn xuất trình đòi thanh toán.

Điều kiện bảo chi séc

Để thực hiện bảo chi séc, người kí phát phải có đủ tiền trên tài khoản thanh toán để đảm bảo khả năng thanh toán cho tờ séc, hoặc nếu không đủ tiền trên tài khoản thanh toán nhưng được người bị kí phát chấp thuận cho người kí phát thấu chi đến một hạn mức nhất định để bảo đảm khả năng thanh toán cho số tiền ghi trên tờ séc được quyền yêu cầu người bị kí phát bảo chi tờ séc đó.

Thủ tục bảo chi séc

- Trường hợp bảo chi séc sử dụng tiền kí quĩ:

Người kí phát séc lập và nộp cho người bị kí phát tờ séc kèm ủy nhiệm chi (số tiền ủy nhiệm chi do người bị kí phát qui định nhưng phải đảm bảo đủ số tiền để hạch toán thanh toán và lưu trữ). 

Người bị kí phát kiểm soát đối chiếu và kiểm tra nếu đủ điều kiện thì kí tên, đóng dấu của người bị kí phát, kèm cụm từ "Bảo chi" lên mặt trước của tờ séc.

- Trường hợp bảo chi séc bằng tạm khóa số tiền trên tài khoản thanh toán:

Người kí phát séc lập và nộp cho người bị kí phát tờ séc. Người bị kí phát kiểm soát đối chiếu và kiểm tra nếu đủ điều kiện thì tạm khóa số tiền trên tài khoản thanh toán của người kí phát theo thỏa thuận bằng văn bản giữa bên kí phát và bên bị kí phát, số tiền bị tạm khóa đúng bằng số tiền bảo đảm thanh toán séc và kí tên, đóng dấu của người bị kí phát, kèm cụm từ "Bảo chi" lên mặt trước của tờ séc. 

Kế toán giai đoạn bảo chi Séc 

Trường hợp kí quĩ để bảo chị séc, kế toán hạch toán

Nợ tài khoản tiền gửi thanh toán/người kí phát 

Có tài khoản tiền gửi đảm bảo thanh toán Séc (TK 4271)/SBC/người kí phát 

Thanh toán séc bảo chi

Thanh toán séc bảo chi cùng tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

(1) Người kí phát (theo yêu cầu của người thụ hưởng) để nghị tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán làm thủ tục bảo chi tờ séc. 

(2) Người bán (người thụ hưởng) giao hàng hóa cho người mua.

(3) Người mua (người kí phát) giao lại séc bảo chi cho người bán.

(4) Người thụ hưởng nộp Séc bảo chi + Bản kê nộp séc đến tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trong thời gian hiệu lực. 

(5) Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán kiểm tra séc, nếu hợp lệ sẽ trích tài khoản của người kí phát, chuyển cho người thụ hưởng, hạch toán, báo nợ cho người kí phát:

Nợ TK 4271/Người kí phát: (Số tiền trên séc) (hoặc TK 4211/Người kí phát)

Có TK 4211/Người thụ hưởng: (Số tiền trên séc) 

(6) Báo có cho người thụ hưởng.

Thanh toán séc bảo chi giữa hai Ngân hàng cùng hệ thống  

(1) Người kí phát (theo yêu cầu của người thụ hưởng) đề nghị tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán làm thủ tục bảo chi tờ séc. 

(2) Người bán (người thụ hưởng) giao hàng hóa cho người mua. 

(3) Người mua (người chi trả) giao lại séc bảo chi cho người bán. 

(4) Người thụ hưởng nộp Séc bảo chi + Bản kê nộp séc đến tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ mình trong thời gian hiệu lực. 

(5) Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người thụ hưởng kiểm tra tờ séc, đọc kí hiệu mật, nếu tờ séc là hợp pháp hợp lệ sẽ hạch toán, lập lệnh chuyển Nợ sang tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người kí phát: 

(6) Báo Có cho người thụ hưởng 

(7) Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người kí phát nhận được lệnh, kiểm tra, hạch toán trừ tiền của người kí phát

Thanh toán séc bảo chi giữa hai ngân hàng khác hệ thống 

Trong trường hợp này, do không thể giải mã được kí hiệu mật trên tờ séc đã bảo chi, đơn vị thu hộ phải tuân thủ nguyên tắc hạch toán ghi Nợ trước - ghi Có sau, có nghĩa là qui trình thanh toán được thực hiện đúng như thanh toán Séc thông thường

(Tài liệu tham khảo, Sách chuyên khảo Kế toán Ngân hàng, Học viện Ngân hàng, NXB Tài Chính)

Thanh Hoa

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.