|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Rủi ro kiện tụng (Litigation Risk) là gì? Các loại rủi ro kiện tụng

11:44 | 18/02/2020
Chia sẻ
Rủi ro kiện tụng (tiếng Anh: Litigation Risk) là rủi ro mà một cá nhân hoặc một công ty có thể bị thực hiện các hành động pháp lí.
Rủi ro kiện tụng (Litigation Risk) là gì? Các loại Rủi ro kiện tụng  - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Interest.co.nz

Rủi ro kiện tụng

Khái niệm

Rủi ro kiện tụng trong tiếng Anh là Litigation Risk.

Rủi ro kiện tụng là khả năng hành động pháp lí sẽ được thực hiện do một cá nhân hoặc công ty thực hiện một hành động, không hành động, có sản phẩm, dịch vụ không đúng như thỏa thuận hay các sự kiện khác. 

Các công ty thường sử dụng một số phương pháp phân tích và quản lí rủi ro kiện tụng để xác định các lĩnh vực chính có rủi ro kiện tụng cao, từ đó thực hiện các biện pháp thích hợp để hạn chế hoặc loại bỏ những rủi ro đó.

Đặc điểm Rủi ro kiện tụng 

Rủi ro kiện tụng có thể được định nghĩa đơn giản là khả năng bị đưa lên tòa án của một công ty hoặc một người. Trong một xã hội hay diễn ra tranh chấp (Litigious society), tất cả các thành phần trong cộng đồng đều có rủi ro kiện tụng. 

Các công ty lớn có hầu bao lớn đặc biệt có rủi ro kiện tụng cao vì phần bồi thường cho hầu hết bên nguyên đơn nào cũng tương đối lớn khiến cho họ là những mục tiêu dễ bị kiện tụng nhất. 

Vì vậy các tập đoàn hay công ty lớn thường có các biện pháp xác định và giảm thiểu rủi ro kiện tụng, điển hình như đảm bảo an toàn sản phẩm và tuân theo tất cả các luật và qui định phù hợp.     

Một số lưu ý 

Các tổ chức khi đánh giá rủi ro kiện tụng phải xem xét đưa vào các chi phí bảo vệ pháp lí tại tòa án và liệu các hình thức giải quyết khác như hòa giải có khả thi hơn không. 

Ngược lại với việc xem việc kiện tụng tại tòa án là một chi phí tiềm năng, khả năng thắng kiện cũng cần được các công ty cân nhắc. Các công ty nên so sánh khả năng xảy ra của cả hai trường hợp và không quá thiên về kịch bản duy nhất nào.  

Ví dụ các công ty khởi nghiệp thường phải đối mặt với rủi ro kiện tụng từ các chủ thể tuyên bố công ty đã xâm phạm bằng sáng chế của họ trong các sản phẩm hay dịch vụ mà họ đang cung cấp.   

Với nguồn lực sẵn có còn hạn chế, việc gặp phải các vụ kiện tụng như vậy có thể rất tốn kém cho nhiều công ty còn mới, buộc họ phải tìm cách giải quyết và đôi khi có thể ngừng hoạt động.   

Các loại Rủi ro kiện tụng 

 - Rủi ro kiện tụng từ khách hàng: các công ty có thể phải đối mặt với các vụ kiện tụng từ những khách hàng không hài lòng với các dịch vụ và sản phẩm của họ như quá trình cung cấp dịch vụ bị gián đoạn hay bị cắt dịch vụ. 

  - Rủi ro kiện tụng từ nhân viên: các thương tích và tổn hại của nhân viên liên quan đến quá trình hoạt động sản xuất và cung cấp sản phẩm và dịch vụ của công ty. 

 - Rủi ro kiện tụng do vi phạm hợp đồng và quyền sở hữu trí tuệ: các công ty cũng phải đối mặt với các vụ kiện hợp đồng với các doanh nghiệp và cá nhân khác, hay vi phạm các quyền sở hữu trí tuệ và bằng sáng chế do công ty sử dụng trong các sản phẩm mà không được cấp phép.   

 - Rủi ro kiện tụng từ các cổ đông do hiệu quả tài chính và sổ sách kế toán của công ty. 

Chẳng hạn như các cổ đông trở nên không hài lòng với thu nhập của công ty và họ tin rằng ban giám đốc đã thực hiện các hành động không phù hợp hay đã không thực hiện công việc đầy đủ trách nhiệm. 

Nếu một công ty sửa đổi báo cáo thu nhập do các lỗi kế toán hoặc cố ý trình bày sai các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty, các cổ đông có thể kiện công ty với tội lấp liếm thông tin.   

Với nhiều rủi ro kiện tụng khác nhau, các công ty giao dịch công khai cần phải trích ra các khoản dự phòng ngân sách của họ để trang trải chi phí pháp lí theo các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung (GAAP) cũng như các chuẩn mực kế toán quốc tế.  

(Theo Investopedia)

Lê Thảo

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.