Các chuyên gia kinh tế nhận định rằng trong bối cảnh hiện tại, nếu không có những hành động kịp thời, ít nhất 186 ngân hàng khác tại Mỹ có thể lặp lại kịch bản sụp đổ như những gì diễn ra tại SVB.
Đức và Nhật Bản ngày 18/3 đã nhất trí phối hợp chặt chẽ trong ứng phó với những biến động tài chính bắt nguồn từ những vấn đề của các ngân hàng phương Tây, đồng thời theo dõi sát sao các thị trường và kinh tế toàn cầu.
Ngày 17/3, Ban điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã thông qua các sửa đổi quy định để cho phép thể chế tài chính này phê duyệt các chương trình cho vay mới dành cho các quốc gia đang đối mặt với tình trạng "bất ổn cao cá biệt". Động thái này được cho là có thể mở đường cho chương trình cho vay mới đối với Ukraine.
Nguồn tin riêng của Bloomberg cho biết Deutsche Bank – ngân hàng lớn nhất nước Đức – đang xem xét tình hình của Credit Suisse và có thể sẽ mua một phần tài sản của ngân hàng Thụy Sỹ đang chìm trong khủng hoảng này.
Chủ tịch Cơ quan quản lý năng lượng, Klaus Mueller, đã bác bỏ khả năng nước này rơi vào tình trạng khẩn cấp về nguồn cung khí đốt trong mùa đông hiện nay, nhưng không thể loại trừ nguy cơ thiếu khí đốt trong mùa Đông 2023/24.
Nguồn tin của Financial Times cho biết UBS – ngân hàng lớn nhất Thụy Sỹ - đang xem xét mua lại một phần hoặc toàn bộ ngân hàng xếp thứ hai là Credit Suisse. Nếu thương vụ diễn ra, đây sẽ là cuộc sáp nhập lớn nhất ngành ngân hàng châu Âu kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008.
Nhiều nhà phân tích cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản (bps) trong cuộc họp ngày 21 – 22/3 sắp tới. Những bất ổn của hệ thống ngân hàng là không đủ để Fed ngừng chống lạm phát.
Ngày 17/3, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đăng lên YouTube và Facebook lần đầu tiên kể từ khi bị cấm vào năm 2021 sau vụ bạo loạn ở tòa nhà Quốc hội Mỹ.
Các ngân hàng thương mại của Mỹ có 17.725 tỷ USD tiền gửi của các khách hàng trong nước tại ngày cuối năm 2022, số tiền gửi được bảo hiểm là hơn 10.000 tỷ USD, tương đương tỷ lệ 57%.
Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) đã ra lệnh bắt Tổng thống Nga Vladimir Putin và Ủy viên của Tổng thống Nga về Quyền trẻ em Maria Lvova-Belova. Phía Nga tuyên bố các lệnh bắt này đều vô hiệu.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) ngày 17/3 cho biết họ sẽ cắt giảm lượng tiền mặt mà các ngân hàng phải dự trữ để giúp duy trì thanh khoản dồi dào và hỗ trợ đà phục hồi của nền kinh tế.
Thị trường chứng khoán Mỹ ngày thứ Sáu (17/3) giảm trên diện rộng khi nhà đầu tư rút khỏi First Republic Bank và nhiều cổ phiếu ngân hàng khác giữa những lo ngại về khủng hoảng tài chính.
OECD viện dẫn những yếu tố không chắc chắn trong cuộc xung đột ở Ukraine, nguy cơ xảy ra áp lực mới đối với thị trường năng lượng và tác động của việc tăng lãi suất.
Bộ ba ngân hàng Mỹ vừa sụp đổ hồi tuần trước có thể đang làm dấy lên lo ngại về thị trường và khủng hoảng tài chính, nhưng không thể cản bước Warren Buffett mua cổ phiếu.
Cuộc vật lộn trong đêm của giới chức trách Thụy Sỹ nhằm củng cố niềm tin của thị trường vào Credit Suisse đã phần nào xoa dịu các nhà đầu tư. Song, ngân hàng lớn thứ hai Thụy Sỹ có thể vẫn phải cần thêm sự giúp đỡ nếu muốn tồn tại.
Dữ liệu hải quan cho thấy doanh nghiệp Trung Quốc đã bán sang Nga súng trường và các thiết bị có thể dùng cho mục đích quân sự. Trong khi đó, Ba Lan tuyên bố sẽ gửi 4 máy chiến đấu MiG-29 tới Ukraine.
Hiện tại, hệ thống ngân hàng toàn cầu đang gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, một loạt chỉ số cho thấy tình hình chung vẫn tốt hơn nhiều so với cuộc khủng hoảng năm 2008.
Sau khi xem xét một loạt dấu hiệu, cũng như nỗ lực bán SVB nhưng bất thành, các quan chức đã buộc phải phá lệ và bảo hiểm cho toàn bộ người gửi tiền ở Silicon Valley Bank (SVB), Signature Bank.