Tình trạng dư thừa thanh khoản tại nhiều ngân hàng khiến cho mặt bằng lãi suất tiền gửi tại Mỹ vẫn lẹt đẹt ở dưới 1%, thậm chí dưới 0,1%, mặc dù Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã nâng lãi suất quỹ liên bang 9 lần liên tiếp lên vùng 4,75 – 5%.
Chủ tịch chi nhánh Cleveland dự đoán Fed sẽ còn nhiều đợt tăng lãi suất khác trong năm nay. Mặt khác, bà tin tưởng nền kinh tế Mỹ sẽ tránh được suy thoái.
Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 20/4 đóng cửa trong sắc đỏ khi Phố Wall đón nhận nhiều kết quả kinh doanh trái chiều, bao gồm con số gây thất vọng từ Tesla. Nhà đầu tư cũng phân tích số liệu vĩ mô mới, báo hiệu nền kinh tế đang thu hẹp.
Các nhà băng tại Mỹ đang tìm tới một định chế tài chính ít người biết đến để củng cố bảng cân đối kế toán, trong bối cảnh toàn ngành ngân hàng phải đối mặt với giai đoạn chông gai nhất trong gần chục năm qua.
Warren Buffett đã bán ra cổ phiếu của vài ngân hàng sau khi phát hiện dấu hiệu báo động trong tình hình tài chính của họ. Ông nói rằng lãnh đạo của những ngân hàng này đã hành động liều lĩnh và đánh lừa các nhà đầu tư.
Elon Musk tuyên bố Tesla sẵn sàng giảm giá bán xe trong ngắn hạn để giành thị phần trong tương lai. Doanh thu quý I của công ty nhảy vọt 24% so với cùng kỳ năm trước nhưng thu nhập trên mỗi cổ phiếu sau điều chỉnh lại giảm 21%.
Sản phẩm tiết kiệm của Apple đem đến sự an toàn cho tiền của nhà đầu tư, nhưng chuyên gia cho rằng về lâu dài đầu tư vào chứng khoán vẫn là cách tốt nhất để chống chọi với lạm phát.
Giám đốc của Goldman Sachs cho rằng nền kinh tế Mỹ có thể tiếp tục tăng trưởng dù Fed có kéo lãi suất lên 5% hoặc hơn. Một số chuyên gia khác cho rằng nếu Mỹ suy thoái thì giai đoạn này cũng chóng qua và không nghiêm trọng.
Thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa phiên 18/4 quanh tham chiếu khi nhà đầu tư đón nhận kết quả kinh doanh của hàng loạt công ty lớn và đánh giá hàm ý đối với nền kinh tế Mỹ.
Phân tích mới đây của một nhóm giáo sư kinh tế cho thấy rất nhiều ngân hàng tại Mỹ không phòng vệ rủi ro trước đà tăng của lãi suất chuẩn. Silicon Valley Bank chỉ là một trong nhiều trường hợp như vậy.
Đà tăng khủng khiếp của đồng USD vào năm ngoái, cùng với nỗ lực giảm phụ thuộc vào đồng tiền này của Trung Quốc và các nước khác, đang khiến nhiều người đồn đoán về hồi kết của đồng bạc xanh.
Nhiều doanh nghiệp bên ngoài nước Mỹ có khả năng sinh lời tương tự và một mức giá rẻ hơn nhiều so với cổ phiếu tại Mỹ. Các nhà đầu tư như Warren Buffett đang tìm kiếm món hời tại những thị trường này.
Ba ngân hàng lớn của Mỹ đã bị rút mạnh tiền gửi khi khách hàng tìm kiếm lợi nhuận tốt hơn từ các sản phẩm tài chính khác. Apple và Goldman Sachs vừa bắt tay cho ra mắt tài khoản tiết kiệm trả lãi suất cao hơn hàng chục lần so với mức trung bình trên thị trường.
Chỉ số S&P 500 càng tăng điểm, càng ít chiến lược gia tin tưởng vào chỉ số này. Hiện tại, tâm lý bi quan và hoài nghi đang bao trùm thị trường chứng khoán Mỹ.
Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 17/4 đóng cửa trong sắc xanh khi nhà đầu tư phân tích kết quả kinh doanh mới được các doanh nghiệp công bố, qua đó đánh giá sức khỏe của các doanh nghiệp Mỹ.
Tỷ phú Jamie Dimon, Chủ tịch kiêm CEO của ngân hàng JPMorgan Chase, cảnh báo nhà đầu tư và doanh nghiệp nên lên kế hoạch chuẩn bị cho kịch bản lãi suất lên cao hơn và duy trì trong thời gian dài hơn dự báo của thị trường hiện nay.