Các quỹ thị trường tiền tệ (MMF) đang tỏ ra vượt trội so với các ngân hàng thương mại Mỹ khi hứa hẹn lợi nhuận hấp dẫn hơn và rủi ro thấp hơn đáng kể trong bối cảnh Fed liên tục nâng lãi suất.
Các quan chức hàng đầu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang mải tranh luận về việc có nên tiếp tục tăng lãi suất hay không khi mà có nhiều ý kiến khác nhau về nguy cơ thắt chặt tín dụng sau những bất ổn gần đây của ngành ngân hàng.
UBS dự đoán đồng bạc xanh sẽ suy yếu trong những tháng tới khi tăng trưởng kinh tế của Mỹ giảm sút. Chỉ số USD giao ngay của Bloomberg đã sụt 10% kể từ đỉnh thiết lập vào tháng 9 năm ngoái.
Fed mong muốn giúp đỡ hệ thống ngân hàng, nhưng nghiệp vụ repo nghịch đảo của họ đang vô tình hút dòng tiền gửi ra khỏi các nhà băng sau khi các vụ sụp đổ của SVB và Signature Bank khiến niềm tin của công chúng bị lung lay.
Warren Buffett cho biết ông định đầu tư thêm vào các cổ phiếu Nhật Bản, đồng thời nói rằng ông "rất tự hào" về số cổ phần Berkshire nắm giữ trong 5 công ty thương mại hàng đầu của nước này.
Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 11/4 không biến động nhiều khi nhà đầu tư chờ đợi báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 được công bố vào sáng 12/4. Số liệu lạm phát này sẽ có tác động tới quyết định lãi suất của Fed.
Giới chuyên gia dự đoán lạm phát giá tiêu dùng tháng 3 của Mỹ sẽ xuống thấp hơn tháng 2 nhưng vẫn còn cao và buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tiếp tục chiến dịch tăng lãi suất.
Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 10/4 đa phần tăng điểm khi nhà đầu tư đợi báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được công bố vào ngày 12/4 và báo cáo chỉ số giá sản xuất (PPI) vào ngày 13/4 sắp tới.
Các nhà đầu tư đang thay đổi quan điểm về việc nền kinh tế hạ nhiệt khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ thay đổi chính sách lãi suất. Giờ đây, Phố Wall chuyển sang lo ngại về sức khỏe nền kinh tế Mỹ và nguy cơ suy thoái.
Một số chuyên gia chỉ trích rằng phe bán khống đã thổi bùng nỗi lo về các ngân hàng hòng kéo giá cổ phiếu đi xuống và kiếm lãi lớn. Phe bán khống thì cho rằng họ kiếm lời một cách chính đáng nhờ phát hiện những dấu hiệu đáng ngại trong ngành ngân hàng.
Trong tuần này (10 – 15/4), báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 của Mỹ sẽ được công bố, giúp các nhà đầu tư trên Phố Wall trả lời một câu hỏi quan trọng: Thị trường đã dự đoán đúng đường đi ngắn hạn của lãi suất hay chưa?
Mùa báo cáo kết quả kinh doanh tại Mỹ sẽ bắt đầu vào tuần này. Đây sẽ là thử thách mới cho thị trường chứng khoán khi nhà đầu tư đánh giá xem liệu cổ phiếu có thể giữ vững đà tăng gần đây trong bối cảnh lợi nhuận giảm sút hay không.
Sau cuộc khủng hoảng ngân hàng mới nhất của Mỹ, những ngân hàng nhỏ có thể kém cạnh tranh hơn trong bối cảnh dòng tiền gửi chuyển sang các ngân hàng lớn.
Hệ thống tài chính phi ngân hàng đã tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Các chuyên gia cảnh báo rằng những tổ chức này đang tạo nguy cơ lớn đến tính ổn định của nền tài chính toàn cầu.
Thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa phiên thứ Năm (6/4) trong sắc xanh. Ngày thứ Sáu (7/4), thị trường đóng cửa nghỉ lễ. Tính chung cả tuần qua, S&P 500 và Nasdaq cùng đi xuống.
Tiền gửi ở các ngân hàng Mỹ bị rút mạnh trong thời gian qua một phần là do lo ngại về sự an toàn, phần khác là bởi lãi suất mà các nhà băng trả quá thấp khi so với những công cụ tài chính khác.