Qui luật tương phản (Law of Contrast) trong quản trị kinh doanh là gì?
Hình minh hoạ (Nguồn: slideshare)
Qui luật tương phản
Khái niệm
Qui luật tương phản trong tiếng Anh được gọi là Law of Contrast.
Qui luật tương phản là một trong những qui luật phổ biến tác động tới một tập thể trong doanh nghiệp.
Qui luật tương phản phát biểu rằng khi suy nghĩ về một điều gì đó thì não con người sẽ bị kích hoạt nghĩ về điều đối lập trực tiếp của điều đó. Chẳng hạn, khi chúng ta nghe từ "nóng", chúng ta thường nghĩ đến từ "lạnh". (Theo alleydog.com)
Một sự cảm nhận này có thể làm tăng cường một cảm nhận khác đối lập với nó, xảy ra đồng thời hoặc nối tiếp. Đó là kết quả của sự tương tác giữa các cảm xúc, tình cảm âm tính và dương tính cùng loại.
Trong đó
Tập thể là nhóm chính thức có tổ chức cao, thống nhất, thực hiện mục đích chung, phù hợp với lợi ích xã hội.
Đặc điểm cơ bản của tập thể (Dấu hiệu nhận biết tập thể)
- Có sự thống nhất mục đích hoạt động: Tính thống nhất về mục đích hoạt động gắn bó các thành viên lại với nhau tạo thành ý chí chung của tập thể.
- Có sự thống nhất về tư tưởng: Là sự thống nhất về quan điểm đạo đức, chính trị của đại đa số thành viên tập thể.
- Có sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong tập thể: Đây là đặc điểm quan trọng để đảm bảo và duy trì sự tồn tại của tập thể vì nếu thiếu sự tương trợ, hợp tác lẫn nhau giữa các thành viên thì nhóm người đó sẽ không trở thành tập thể, cũng không có sự thống nhất về hành động và tư tưởng.
- Có sự lãnh đạo tập trung thống nhất: Nhằm phối hợp, điều hòa hoạt động của tập thể, hướng hoạt động của các bộ phận vào thực hiện nhiệm vụ chung của tập thể một cách có hiệu quả nhất.
- Có kỉ luật lao động: Đó là điều kiện cơ bản đảm bảo cho hoạt động của tập thể đạt được mục tiêu mong muốn. kỉ luật mang hai ý nghĩa cơ bản là cho xã hội và cá nhân.
Nội dung
Nội dung của qui luật tương phản
Tâm lí học phân qui luật tương phản thành hai loại: Tương phản nối tiếp và tương phản đồng thời của cảm giác con người.
Do tác động của qui luật tương phản mà trong quá trình quản trị thường xảy ra những cảm xúc, tình cảm hoặc những phản ứng trái ngược nhau, trong tập thể trước các quyết định hoặc phong cách quản lí khác nhau của các nhà lãnh đạo.
Ví dụ: Khi người lao động phải thường xuyên tiếp xúc với hai nhà quản trị có phong cách lãnh đạo trái ngược nhau: Một người dân chủ, lịch sự, tôn trọng cấp dưới; một người độc đoán nóng nảy sẽ dẫn tới hiện tượng quần chúng lao động quí mến hoặc căm ghét hai nhà quản trị nói trên hơn mức bình thường.
(Tài liệu tham khảo: Đặc điểm và các qui luật tâm lí phổ biến tác động trong tập thể lao động, Tổ hợp Công nghệ Giáo dục Topica)