|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Lan truyền tâm lí trong quản trị kinh doanh là gì? Cơ chế

09:43 | 10/10/2019
Chia sẻ
Lan truyền tâm lí là một trong những quá trình tâm lí rất phổ biến xảy ra trong tập thể, là hiện tượng lan truyền tâm lí từ thành viên này sang thành viên khác, từ nhóm người này sang nhóm người khác.
64131489_thumbnail

Hình minh hoạ (Nguồn: optimalmentalfunctioning)

Lan truyền tâm lí

Khái niệm

Lan truyền tâm lí là một trong những qui luật phổ biến tác động tới một tập thể trong doanh nghiệp.

Lan truyền tâm lí là một trong những quá trình tâm rất phổ biến xảy ra trong tập thể, là hiện tượng lan truyền (lây lan) tâm từ thành viên này sang thành viên khác, từ nhóm người này sang nhóm người khác. 

Kết quả của sự lan truyền tâm là tạo ra một trạng thái tâm , tình cảm của nhóm. 

Lan truyền tâm có thể có những ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đối với tình cảm chung của tập thể và đến kết quả hoạt động chung của cá nhân cũng như tập thể.

Trong đó

Tập thể là nhóm chính thức có tổ chức cao, thống nhất, thực hiện mục đích chung, phù hợp với lợi ích xã hội.

Đặc điểm cơ bản của tập thể (Dấu hiệu nhận biết tập thể)

- Có sự thống nhất mục đích hoạt động: Tính thống nhất về mục đích hoạt động gắn bó các thành viên lại với nhau tạo thành ý chí chung của tập thể.

- Có sự thống nhất về tư tưởng: Là sự thống nhất về quan điểm đạo đức, chính trị của đại đa số thành viên tập thể.

- Có sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong tập thể: Đây là đặc điểm quan trọng để đảm bảo và duy trì sự tồn tại của tập thể vì nếu thiếu sự tương trợ, hợp tác lẫn nhau giữa các thành viên thì nhóm người đó sẽ không trở thành tập thể, cũng không có sự thống nhất về hành động và tư tưởng.

- Có sự lãnh đạo tập trung thống nhất: Nhằm phối hợp, điều hòa hoạt động của tập thể, hướng hoạt động của các bộ phận vào thực hiện nhiệm vụ chung của tập thể một cách có hiệu quả nhất.

- Có kỉ luật lao động: Đó là điều kiện cơ bản đảm bảo cho hoạt động của tập thể đạt được mục tiêu mong muốn. kỉ luật mang hai ý nghĩa cơ bản là cho xã hội và cá nhân.

Cơ chế

Cơ chế của lan truyền tâm

Lan truyền tâm bắt nguồn từ những cảm xúc của con người trước sự việc, hiện tượng xảy ra xung quanh. Những cảm xúc ban đầu phát triển và lan truyền ra xung quanh thông qua mối quan hệ giao tiếp giữa cá nhân với nhau và giữa các nhóm với nhau. 

Lực lây lan tâm được truyền đi theo nguyên tắc cộng hưởng, tỉ lệ thuận với số lượng của tập thể và cường độ cảm xúc được truyền.

Sự lây lan tâm có thể diễn ra theo hai cơ chế:

- Cơ chế dao động từ từ: Tâm của người này lan sang người khác một cách từ từ. Chẳng hạn như sự thay đổi mốt mới là hiện tượng lan truyền tâm từ từ.

- Cơ chế bùng nổ: Là sự lan truyền rất nhanh, đột ngột, thường xảy ra khi con người lâm vào trạng thái căng thẳng cao độ. 

Ví dụ: Sự hoảng loạn tập thể khi xảy ra hỏa hoạn, sự cuồng nhiệt trên sân bóng đá...

Ứng dụng trong quản trị

Nhà quản trị cần nhận thức được hiện tượng lây lan tâm để biết cách điều khiển nó để có lợi cho tập thể. Cần tránh sự lây lan tâm trạng xấu từ người này sang người khác, điều đó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của tập thể.

(Tài liệu tham khảo: Đặc điểm và các qui luật tâm lí phổ biến tác động trong tập thể lao động, Tổ hợp Công nghệ Giáo dục Topica)

Diệu Nhi