|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Quản trị công suất (Capacity Management) là gì? Nội dung quản trị công suất

13:57 | 21/10/2019
Chia sẻ
Quản trị công suất (tiếng Anh: Capacity Management) là các hành động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo luôn tối đa hóa được các hoạt động tiềm năng và sản lượng của mình trong mọi điều kiện.
capacity-management-1-638

Hình minh họa. Nguồn: slideshare from Yash Vardhan Lohia

Quản trị công suất

Khái niệm

Quản trị công suất trong tiếng Anh là Capacity Management. 

Quản trị công suất đề cập đến hành động đảm bảo doanh nghiệp luôn tối đa hóa được các hoạt động tiềm năng và sản lượng của mình trong mọi điều kiện. 

Năng lực của một doanh nghiệp đo lường số lượng công ty có thể sản xuất, bán hoặc đạt được trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ như:

- Một tổng đài chăm sóc khách hàng có thể tiếp nhận 7.000 cuộc gọi mỗi tuần

- Một quán cà phê có thể pha 800 tách cà phê mỗi ngày

- Một dây chuyền sản xuất ô tô có thể lắp ráp 250 xe tải mỗi tháng

- Một trung tâm dịch vụ xe hơi có thể phục vụi 40 khách hàng mỗi giờ

- Một nhà hàng có chỗ ngồi để chứa 100 thực khách.

Nội dung quản trị công suất

Vì năng lực hay công suất có thể thay đổi do những ảnh hưởng khác nhau bao gồm nhu cầu theo mùa, thay đổi trong ngành và các sự kiện kinh tế vĩ mô bất ngờ, các công ty phải nhanh nhẹn để liên tục đáp ứng kì vọng khách hàng mà vẫn tiết kiệm chi phí. 

Ví dụ, doanh nghiệp có thể cần điều chỉnh nguyên liệu thô tùy thuộc vào nhu cầu và hàng tồn kho hiện tại của doanh nghiệp.

Việc thực hiện quản trị công suất cũng có thể đòi hỏi phải làm thêm giờ, thuê ngoài hoạt động kinh doanh, mua thêm thiết bị và cho thuê hoặc bán tài sản thương mại.

Các công ty thực hiện quản trị công suất kém có thể phải chịu doanh thu giảm do không hoàn thành các đơn đặt hàng, mất khách hàng và giảm thị phần. 

Ví dụ, một công ty thông báo về việc giới thiệu sản phẩm mới trong chiến dịch marketing mạnh mẽ phải lập kế hoạch tương xứng cho sản xuất và cung cấp sản phẩm trong trường hợp nhu cầu tăng đột biến. Thiếu khả năng bổ sung hàng cho đối tác bán lẻ kịp thời là điều không tốt cho kinh doanh.

Quản trị công suất cũng cần phải tính toán tỉ lệ năng lực không gian mà thực sự được sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định. 

Giả sử một công ty hoạt động với công suất tối đa chứa 500 nhân viên trên ba tầng của một tòa nhà văn phòng. Nếu công ty đó thu hẹp qui mô bằng cách giảm số lượng nhân viên xuống còn 300 người, thì công ty sẽ hoạt động với 60% công suất (300/500 = 60%). Nhưng với 40% diện tích văn phòng không được sử dụng, công ty đang chi tiêu nhiều hơn cho mỗi đơn vị diện tích so với trước đây.

Do đó, công ty có thể quyết định phân bổ nguồn lực lao động của mình hoạt động chỉ trong hai tầng và ngừng cho thuê tầng còn lại để giảm chi phí thuê nhà, bảo hiểm và điện nước.

Khó khăn trong quản trị công suất

Các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều thách thức trong nỗ lực sản xuất hết công suất và đồng thời giảm thiểu chi phí sản xuất. Ví dụ, một công ty có thể thiếu thời gian và nhân sự cần thiết để tiến hành kiểm tra kiểm soát chất lượng đầy đủ cho các sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. 

Hơn nữa, máy móc có thể bị hỏng do sử dụng quá mức, nhân viên có thể bị căng thẳng, mệt mỏi và xuống tinh thần nếu phải làm việc quá nhiều.

(Theo investopedia)

Hằng Hà