Hao mòn lao động (Attrition) là gì? Tác động của hao mòn lao động
Hình minh họa (nguồn: ytimg.com)
Hao mòn lao động
Khái niệm
Hao mòn lao động trong tiếng Anh là Attrition.
Hao mòn lao động trong kinh doanh mô tả sự giảm dần số lượng nhân viên nhưng có chủ ý xảy ra khi nhân viên nghỉ hưu hoặc từ chức và không được thay thế bởi nhân viên khác. Thuật ngữ này đôi khi cũng được sử dụng để mô tả sự mất mát của người mua hay khách hàng khi họ trưởng thành và vượt ra ngoài thị trường mục tiêu của sản phẩm hoặc công ty mà không được thay thế bởi một thế hệ trẻ khác.
Tác động của Hao mòn lao động
Sự giảm nhân viên này được gọi là đóng băng tuyển dụng. Đó là một cách mà một công ty có thể giảm chi phí lao động mà không gây tác động đến sự sa thải tạm thời. Việc giảm nhân viên bằng cách hao mòn lao động tự nhiên sẽ ít gây tổn hại đến tinh thần của công ty.
Tuy nhiên, nó vẫn có thể có tác động tiêu cực đến các nhân viên còn lại nếu điều đó dẫn đến sự gia tăng khối lượng công việc của họ hoặc hạn chế các cơ hội thăng tiến và phát triển của công ty, dẫn đến một nơi làm việc tồi tệ hơn hoặc hao mòn lao động nhiều hơn dự định.
Hao mòn lao động và sa thải tạm thời
Những thay đổi trong quản lí, cấu trúc công ty hoặc các khía cạnh khác trong hoạt động của công ty có thể khiến nhân viên rời đi tự nguyện, dẫn đến tỉ lệ hao mòn lao động cao hơn.
Việc sa thải tạm thời nhân viên có dẫn đến kết quả hao mòn lao động hay không thì phải xem xét công ty có thuê ngay lập tức nhiều nhân viên mới để bù vào số lượng nhân viên nghỉ việc tạm thời hay không. Ví dụ, một công ty có thể giảm 6 nhân viên hành chính để tạo ra một nhóm internet mới gồm 6 người.
Tốc độ thay thế công nhân xảy ra trong một công ty vì nhiều lí do. Nó chỉ có thể được gọi là sự hao mòn lao động nếu công ty quyết định không lấp đầy vị trí trống.
Khi một công ty phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính, công ty phải thực hiện các cuộc gọi khó khăn và cắt giảm lực lượng lao động của mình để duy trì hoạt động. Trong những trường hợp như vậy, công ty có thể thực hiện sa thải tạm thời mà không có ý định lấp đầy các vị trí trống đó một lần nữa.
Trong các trường hợp ít kinh khủng hơn, chẳng hạn như thay đổi trong cấu trúc công ty hay mô hình kinh doanh hoặc sáp nhập, ít nhiều phòng ban được cắt giảm hoặc loại bỏ. Điều này đòi hỏi việc sa thải tạm thời hơn là hao mòn lao động.
Không giống như sa thải tạm thời, việc cắt giảm nhân viên do hao mòn lao động hoàn toàn là tự nguyện. Nhân viên đã quyết định nhận một công việc mới, nghỉ hưu hoặc chuyển đến một thành phố mới khác. Chính sách hao mòn lao động lợi dụng sự thay đổi tất yếu này để giảm bớt toàn bộ số nhân viên.
(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)