|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Kinh tế học tân cổ điển (Neoclassical Economics) là gì? Nội dung liên quan

10:19 | 16/10/2019
Chia sẻ
Kinh tế học tân cổ điển (tiếng Anh: Neoclassical Economics) là một lí thuyết rộng nghiên cứu tập trung vào cung và cầu là động lực thúc đẩy sản xuất, định giá và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ.
kinh tế học tân cổ điển

Kinh tế học tân cổ điển (Neoclassical Economics)

Khái niệm

Kinh tế học tân cổ điển trong tiếng Anh là Neoclassical Economics.

Kinh tế học tân cổ điển là một lí thuyết rộng nghiên cứu tập trung vào cung và cầu là động lực thúc đẩy sản xuất, định giá và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ. Nó xuất hiện vào khoảng năm 1900 để cạnh tranh với các lí thuyết trước đây về kinh tế học cổ điển.

Cách tiếp cận ban đầu

Một trong những giả thuyết ban đầu của kinh tế học tân cổ điển là không phải chi phí sản xuất mà phúc lợi của người tiêu dùng mới là yếu tố quan trọng nhất để xác định giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ. Cách tiếp cận này được phát triển vào cuối thế kỉ 19 dựa trên những cuốn sách của William Stanley Jevons, Carl Menger và Léon Walras.

Các lí thuyết về kinh tế học tân cổ điển làm nền tảng cho kinh tế học hiện đại, cùng với các nguyên lí kinh tế học của Keynes. Mặc dù cách tiếp cận của tân cổ điển là lí thuyết kinh tế được giảng dạy rộng rãi nhất nhưng nó vẫn phải chịu sự gièm pha.

Nội dung của lí thuyết kinh tế học tân cổ điển

Thuật ngữ kinh tế tân cổ điển được đặt ra vào năm 1900. Các nhà kinh tế học tân cổ điển tin rằng mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng là tối đa hóa phúc lợi của họ. Do đó, họ đưa ra quyết định mua hàng dựa trên đánh giá của họ về tiện ích của sản phẩm hoặc dịch vụ. Lí thuyết này trùng với lí thuyết hành vi tiêu dùng hợp lí, trong đó nêu ra rằng mọi người hành động hợp lí khi đưa ra quyết định kinh tế.

Hơn nữa, kinh tế học tân cổ điển qui định rằng một sản phẩm hoặc dịch vụ thường có giá trị cao hơn và vượt quá chi phí sản xuất của nó. Trong khi lí thuyết kinh tế cổ điển cho rằng giá trị của sản phẩm xuất phát từ chi phí nguyên vật liệu cộng với chi phí lao động, các nhà kinh tế tân cổ điển nói rằng nhận thức của người tiêu dùng về giá trị của sản phẩm ảnh hưởng đến giá và nhu cầu của nó.

Cuối cùng, lí thuyết kinh tế này nói rằng cạnh tranh dẫn đến sự phân bổ nguồn lực hiệu quả trong một nền kinh tế. Các lực lượng cung và cầu tạo ra trạng thái cân bằng thị trường. Trái ngược với kinh tế học Keynes, trường phái tân cổ điển nói rằng tiết kiệm quyết định đầu tư. Nó kết luận rằng trạng thái cân bằng trong thị trường và tăng trưởng khi có việc làm đầy đủ phải là ưu tiên kinh tế chính của chính phủ.

(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)

TH