|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Phương pháp kiểm toán tuân thủ (Compliance audit method) là gì?

11:19 | 30/09/2019
Chia sẻ
Phương pháp kiểm toán tuân thủ (tiếng Anh: Compliance audit method) là các thủ tục, kĩ thuật kiểm toán được thiết kế và sử dụng để thu thập các bằng chứng kiểm toán có liên quan đến tính thích hợp và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Sixteen (7)

Hình minh họa

Phương pháp kiểm toán tuân thủ (Compliance audit method)

Định nghĩa

Phương pháp kiểm toán tuân thủ trong tiếng Anh là Compliance audit method

Phương pháp kiểm toán tuân thủ là các thủ tục, kĩ thuật kiểm toán được thiết kế và sử dụng để thu thập các bằng chứng kiểm toán có liên quan đến tính thích hợp và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp.

Đặc trưng phương pháp kiểm toán tuân thủ

- Mọi thử nghiệm, phân tích, đánh giá và kiểm tra đều dựa vao qui chế kiểm soát nội bộ doanh nghiệp. 

- Qui chế kiểm soát nội bộ doanh nghiệp chỉ có hiệu lực và hiệu quả khi toàn bộ hệ thống kiểm soát nội bộ doanh nghiệp là mạnh và hiệu quả.

Điều kiện vận dụng phương pháp kiểm toán tuân thủ

Phương pháp kiểm toán tuân thủ vận dụng thích hợp trong các điều kiện:

- Khách hàng kiểm toán là khách hàng truyền thống và hệ thống kiểm soát nội bộ doanh nghiệp phải mạnh và hiệu quả.

- Đội ngũ cán bộ quản lí của doanh nghiệp luôn tỏ ra trung thực, đáng tin cậy.

- Qua kiểm toán nhiều năm, kiểm toán viên không phát hiện ra các dấu vết về sai phạm nghiêm trọng.

Nhận xét

- Nếu hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp mạnh và hiệu quả thì rủi ro kiểm soát thấp dẫn đến công việc kiểm toán sẽ thuận lợi, khối lượng kiểm toán được giảm nhẹ. 

Hệ thống kiểm soát mạnh -> rủi ro kiểm soát thấp -> Gian lập, sai sót tồn tại trong doanh nghiệp sẽ ít.

- Khi nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp, kiểm toán viên cần trả lời câu hỏi "Liệu công việc kiểm toán có thể dựa vào hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp?"

Để trả lời câu hỏi này, về thực chất kiểm toán viên phải xem xét mức độ thỏa mãn về kiểm soát trong từng trường hợp cụ thể.

+ Nếu rủi ro kiểm soát sau khi lập kế hoạch kiểm toán được đánh giá là cao -> mức độ thỏa mãn về kiểm soát thấp -> kiểm toán viên không tin tưởng và không thể dựa vào hệ thống kiểm soát.

+ Nếu rủi ro kiểm soát khi lập kế hoạch kiểm toán được đánh giá là thấp -> mức độ thỏa mãn về kiểm soát còn tùy thuộc vào kết quả đánh giá thực tế hiệu quả của hệ thống kiểm soát trong quá trình kiểm toán của kiểm toán viên.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Lí thuyết kiểm toán, NXB Tài chính)

Minh Lan