|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Phí rút vốn (Back-End Load) là gì? Ưu điểm và nhược điểm

12:11 | 17/06/2020
Chia sẻ
Phí rút vốn (tiếng Anh: Back-End Load) là một khoản phí mà các nhà đầu tư phải trả khi bán cổ phiếu quĩ tương hỗ và được biểu thị bằng phần trăm giá trị của cổ phiếu quĩ.
Phí rút vốn (Back-End Load) là gì? Ưu điểm và nhược điểm - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Personal capital)

Phí rút vốn

Khái niệm

Phí rút vốn trong tiếng Anh là Back-End Load.

Phí rút vốn là một khoản phí mà các nhà đầu tư phải trả khi bán cổ phiếu quĩ tương hỗ và được biểu thị bằng phần trăm giá trị của cổ phiếu quĩ.

Phí rút vốn có thể là một khoản phí cố định hoặc giảm dần theo thời gian, thường là trong vòng 05 đến 10 năm. Trong trường hợp 10 năm, tỉ lệ phần trăm sẽ cao nhất trong năm đầu tiên và giảm dần cho đến 0.

Phí rút vốn còn được gọi là Phí thoát vốn (Exit fee).

Đặc điểm của Phí rút vốn

Phí rút vốn thường được áp dụng cho một quĩ cung cấp các lớp cổ phiếu khác nhau.

Cổ phiếu loại A thường bị tính phí gia nhập (Front-end load), trong khi cổ phiếu loại B và cổ phiếu loại C thường chịu phí rút vốn.

Về bản chất, các quĩ có các lớp cổ phiếu thì phải chịu phí bán, trái ngược với các quĩ không phí bán (No-load fund). Lớp cổ phiếu được chọn sẽ xác định cấu trúc phí mà nhà đầu tư phải trả.

Phí bán (Load) thường được sử dụng bởi các quĩ tương hỗ và là cách để các nhà tư vấn tài chính kiếm được một khoản hoa hồng từ việc bán cổ phiếu của quĩ cho các nhà đầu tư. Các quĩ tương hỗ này cung cấp các lớp cổ phiếu khác nhau với các cấu trúc phí khác nhau cho các nhà đầu tư.

Phí rút vốn không nên bị nhầm lẫn với phí mua lại (Redemption fee). Một số quĩ tương hỗ tính phí mua lại để ngăn cản giao dịch thường xuyên, điều này có thể gây trở ngại cho mục tiêu đầu tư của quĩ.

Phí rút vốn trong các lớp cổ phiếu 

Cổ phiếu loại A thường tính phí gia nhập, xuất phát từ khoản đầu tư ban đầu. Cổ phiếu loại B thường không có phí gia nhập. Thay vào đó, nó có thể chịu phí rút vốn khi nhà đầu tư mua lại cổ phiếu quĩ tương hỗ của mình.

Cổ phiếu loại C thường không bị tính phí gia nhập người dùng, và chịu phí rút vốn thấp. Tuy nhiên, cổ phiếu loại C có xu hướng có chi phí hoạt động cao hơn. Trong mọi trường hợp, phí bán được trả cho bên trung gian tài chính và không được bao gồm trong chi phí hoạt động của quĩ.

Lợi ích của Phí rút vốn

Mặc dù phí rút vốn thường xuyên bị phê phán, nhưng chúng có một số lợi thế:

- Phí rút vốn không khuyến khích giao dịch quá mức và ngăn cản việc rút tiền sớm không cần thiết.

- Không giống như phí gia nhập, nhà đầu tư thường có thể tránh phí rút vốn bằng cách nắm giữ quĩ trong vòng 05 đến 10 năm.

Những phê phán về Phí rút vốn

Phí rút vốn thường là một chi phí không cần thiết cho hầu hết các nhà đầu tư trong thế kỉ 21. Các quĩ ETF và các quĩ tương hỗ không phí bán ngày càng nhiều và không tính phí rút vốn. Cụ thể:

- Phí rút vốn tính thêm vào phí mà không nhất thiết làm tăng lợi nhuận.

- Nhà đầu tư thường không để ý phí rút vốn khi lần đầu tiên đầu tư vào một quĩ tương hỗ.

- Phí rút vốn phạt các nhà đầu tư phải rút tiền sớm để giải quyết các trường hợp khẩn cấp.

Ví dụ thực tế về Phí rút vốn

Quĩ Putnam Equity Income Fund cung cấp cổ phiếu loại B là một ví dụ về quĩ có phí rút vốn. Loại cổ phiếu này của quĩ trị giá 13 tỉ USD, mang khoản phí rút vốn là 5% và giảm dần cho đến khi hết hoàn toàn trong năm thứ 07. Quĩ cũng có tỉ lệ chi phí là 1,66%, kể từ ngày 30 tháng 9 năm 2019.

(Theo Investopedia)

Minh Hằng

Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng khẳng định sẽ không buông bỏ VinFast và tiếp tục hỗ trợ 1 tỷ USD
Theo quan điểm của Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, VinFast là dự án làm vì trách nhiệm xã hội, muốn đóng góp cho đất nước một thương hiệu, top đầu về xe trên thế giới.