|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Phản ứng thái quá (Overreaction) trong kinh tế học hành vi là gì?

17:40 | 28/01/2020
Chia sẻ
Phản ứng thái quá (tiếng Anh: Overreaction) trong tài chính và đầu tư là một phản ứng cảm xúc của nhà đầu tư đối với chứng khoán, khiến chứng khoán rơi vào trạng thái quá mua hoặc quá bán, cho đến khi nó trở về giá trị nội tại.
Phản ứng thái quá (Overreaction) trong kinh tế học hành vi là gì? - Ảnh 1.

Hình minh họa

Phản ứng thái quá

Khái niệm

Phản ứng thái quá trong tiếng Anh là Overreaction.

Phản ứng thái quá là một kiểu phản ứng của cảm xúc đối với thông tin mới. Trong tài chính và đầu tư, đó là một phản ứng của cảm xúc đối với chứng khoán như cổ phiếu hoặc công cụ đầu tư khác, được dẫn dắt bởi lòng tham hoặc sự sợ hãi. Các nhà đầu tư phản ứng thái quá với tin tức, khiến chứng khoán rơi vào trạng thái quá mua hoặc quá bán, cho đến khi nó trở về giá trị nội tại.

Hiểu rõ hơn về phản ứng thái quá

Các nhà đầu tư không phải lúc nào cũng hành động theo lí, họ thường bị ảnh hưởng bởi các định kiến về nhận thức và cảm xúc.

Một số công trình có ảnh hưởng nhất trong tài chính hành vi liên quan đến phản ứng ban đầu và phản ứng thái quá của giá đối với thông tin mới. Nhiều quĩ đầu tư hiện sử dụng các chiến lược tài chính hành vi để khai thác những định kiến này trong danh mục đầu tư của họ, đặc biệt là ở các thị trường kém hiệu quả hơn như cổ phiếu các công ty có vốn hóa nhỏ.

Các quĩ đầu tư tìm cách tận dụng phản ứng thái quá tìm kiếm các công ty có giá cổ phiếu thấp do các tin tức xấu về thu nhập, nhưng những tin tức đó có thể chỉ mang tính tạm thời. Cổ phiếu có hệ số giá/giá trị sổ sách thấp, hay còn gọi là cổ phiếu giá trị, là một ví dụ về các cổ phiếu như vậy.

Ví dụ về phản ứng thái quá

Tất cả các bong bóng tài sản là ví dụ về phản ứng thái quá, từ bong bóng hoa tulip ở Hà Lan trong thế kỷ 17 đến sự tăng giá nhanh chóng của tiền mã hóa trong năm 2017.

Bong bóng tài sản hình thành khi giá của một tài sản tăn và thu hút các nhà đầu tư coi sự tăng giá là nguồn lợi nhuận chính thay vì lợi nhuận cơ bản được tài sản cung cấp. Đối với cổ phiếu, lợi nhuận "cơ bản" là sự tăng trưởng của công ty và có thể là cổ tức mà cổ phiếu trả.

"Lợi nhuận cơ bản" của một củ tulip vào những năm 1600 là vẻ đẹp của bông hoa mà nó sinh ra, và đây là một kết quả khó định lượng. Bởi vì các nhà đầu tư không có cách nào tốt để đo lường mức độ củ hoa tulip được mong muốn, họ sử dụng giá làm thuớc đo. Và vì giá của củ hoa liên tục tăng lên, nó tạo ra niềm tin vô căn cứ rằng củ hoa tulip thực sự có giá trị - và là một món đầu tư tốt.

Phản ứng thái quá đối với việc tăng giá tiếp tục được duy trì cho đến khi tiền thông minh bắt đầu thoát khỏi khoản đầu tư này. Vào thời điểm đó, giá trị của chứng khoán bắt đầu giảm, tạo ra phản ứng thái quá đối với khả năng sụt giá. Trong trường hợp bong bóng Dotcom vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, sự điều chỉnh của thị trường khiến nhiều doanh nghiệp không có lãi, nhưng nó cũng hạ giá trị của các cổ phiếu tốt xuống thành một món hời.

Cổ phiếu Amazon.com đạt đỉnh ở mức 86,88 USD vào ngày 6 tháng 12 năm 1999 trước khi bong bóng Dotcom vỡ; và giảm xuống mức thấp 6,98 USD vào tháng 9 năm 2001, tức là giá sụt giảm 92,5%. Kể từ đó, cổ phiếu công ty này đã tăng giá gần 5.000 %.

(Theo: investopedia)

Giang

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.