|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Giá trị nội tại (Intrinsic Value) là gì?

16:32 | 06/01/2020
Chia sẻ
Giá trị nội tại (tiếng Anh: Intrinsic Value) là giá trị cảm nhận hoặc giá trị tính toán của một tài sản, một khoản đầu tư hoặc một công ty.
Giá trị nội tại (Intrinsic Value) là gì? - Ảnh 1.

Hình minh họa

Giá trị nội tại (Intrinsic Value)

Định nghĩa

Giá trị nội tại trong tiếng Anh là Intrinsic Value.

Giá trị nội tại là giá trị cảm nhận hoặc giá trị tính toán của một tài sản, một khoản đầu tư hoặc một công ty. Thuật ngữ này được sử dụng trong phân tích cơ bản để ước tính giá trị của một công ty và dòng tiền của công ty đó.

Một cách sử dụng khác của giá trị nội tại là lợi ích hay giá trị mà nhà đầu tư có thể nhận được từ việc nắm giữ vị thế mua trong hợp đồng quyền chọn.

Ý nghĩa và cách xác định giá trị nội tại

- Giá trị nội tại thực sự hữu ích trong một số lĩnh vực. Một nhà phân tích hoặc nhà đầu tư có thể ước tính giá trị nội tại của một khoản đầu tư, tài sản, dự án hoặc một công ty thông qua việc sử dụng phân tích cơ bản và phân tích  thuật.

- Giá trị nội tại có thể được tính toán bằng cách sử dụng phân tích cơ bản để xem xét các khía cạnh của một doanh nghiệp bao gồm cả yếu tố định tính, như mô hình kinh doanh, quản trị và các yếu tố thị trường mục tiêu, và yếu tố định lượng như các hệ số tài chính và phân tích báo cáo tài chính.

Giá trị kết quả được so sánh với giá trị thị trường để xác định liệu doanh nghiệp hoặc tài sản được định giá cao hay bị định giá thấp.

- Giá trị nội tại sử dụng các giả định và kết quả mang tính chủ quan. Một số nhà phân tích và nhà đầu tư có thể coi trọng vai trò của đội ngũ quản của một tập đoàn trong khi những người khác có thể xem thu nhập và doanh thu là tiêu chuẩn vàng.

Ví dụ

Công ty A có lợi nhuận ổn định, nhưng ban quản đã vi phạm pháp luật hoặc qui định của Chính phủ. Điều này dẫn tới việc giá cổ phiếu có thể sẽ giảm. Tuy nhiên, bằng cách thực hiện phân tích tình hình tài chính của công ty, kết quả có thể cho thấy công ty đang bị định giá thấp.

Liên hệ thực tế

Thông thường, các nhà đầu tư cố gắng sử dụng cả phân tích định tính và định lượng để đo lường giá trị nội tại của một công ty, nhưng các nhà đầu tư nên nhớ rằng kết quả chỉ mang tính chất ước tính.

Mô hình chiết khấu dòng tiền (DCF) là phương pháp định giá thường được sử dụng để xác định giá trị nội tại của công ty. Mô hình DCF sử dụng dữ liệu từ dòng tiền tự do của một công ty và chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC).

(Tài liệu tham khảo: Investopedia)

Thanh Tùng