|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Giá trị hiện tại ròng (Net Present Value - NPV) là gì?

16:15 | 16/10/2019
Chia sẻ
Giá trị hiện tại ròng (tiếng Anh: Net Present Value, viết tắt: NPV) là chênh lệch giữa tổng các dòng thực thu của dự án với tổng các dòng chi phí đầu tư của dự án được qui về mặt bằng thời gian hiện tại theo một tỉ suất hoàn vốn nhất định.
2071817190001_5369790297001_stillImage-1-dxenpmvk-5377676907001

Hình minh họa. Nguồn: Harvard Business Review

Giá trị hiện tại ròng 

Khái niệm

Giá trị hiện tại ròng trong tiếng Anh là net present value, viết tắt là NPV.

Giá trị hiện tại ròng (còn được gọi là Giá trị hiện tại thuần, Hiện giá ròng, Hiện giá thuần) là chênh lệch giữa tổng các dòng thực thu của dự án đã được qui về mặt bằng thời gian hiện tại với tổng các dòng chi phí đầu tư của dự án cũng đã được qui về mặt bằng thời gian hiện tại theo một tỉ suất hoàn vốn nhất định.

Là tổng các giá trị hiện tại của tất cả các dòng tiền của dự án.

Công thức

công thức NPV

Trong đó:

TRi: Thu nhập hàng năm của dự án

Ci: Chi phí hàng năm của dự án

r: lãi suất chiết khấu của dự án (%)

i=1,2,...,n -các năm của dự án.

Ý nghĩa:

Chỉ tiêu NPV cho biết mức chênh lệch giữa thu nhập thật của dự án so với thu nhập mong đợi của dự án (thể hiện qua tỉ lệ sinh lời kì vọng-expected rate of return). Chính vì thế:

NPV < 0 : Dự án không có hiệu quả-không thể đầu tư

NPV = 0 : Có thể đầu tư

NPV > 0 : Đầu tư hiệu quả

Giá trị của NPV càng lớn thì dự án càng có hiệu quả. Chỉ tiêu này thỏa mãn yêu cầu tối đa hóa lợi nhuận, phù hợp quan điểm nguồn của cải ròng đ­ược tạo ra phải là lớn nhất.

Lưu ý

- Qua công thức, ta thấy, giá trị của NPV tùy thuộc vào lãi suất chiết khấu r đã sử dụng và như trên đã trình bày, lãi suất chiết khấu nào lại tùy thuộc vào từng doanh nghiệp và từng dự án cụ thể, nó không thuộc quan điểm chủ quan hay thậm chí là cảm tính của nhà đầu t­ư. 

Không có một lãi suất chiết khấu nào - ví dụ như lãi suất ngân hàng hay một lãi suất thị trư­ờng nào đó, có thể "dùng chung" cho tất cả các doanh nghiệp hoặc cho mọi dự án của một doanh nghiệp. 

Lãi suất chiết khấu dùng để đánh giá một dự án lệ thuộc vào rất nhiều yếu tố mang sắc thái khác nhau, từ phía chủ đầu tư đến chủng loại đầu tư­; từ những th­ước đo tiêu biểu của ngành nghề đến lãi suất chiết khấu chung của thị trư­ờng hay tính mạo hiểm mà dự án phải chấp nhận đánh đổi.

- Chỉ tiêu này không chính xác trong một số tr­ường hợp khi cần phải so sánh lựa chọn dự án. Thông thường, một dự án có vốn đầu tư lớn (chi phí đầu tư cao) thường đem lại NPV lớn, một dự án đầu tư có thời gian dài thường đem lại NPV lớn, nếu chỉ căn cứ vào giá trị NPV để lựa chọn dự án thì có thể bỏ qua những dự án có mức sinh lời lớn hơn (giá trị NPV trên một đơn vị vốn đầu tư lớn hơn) hoặc những dự án có khả năng sinh lời cao nhưng thời gian thực hiện quá dài. Để khắc phục nhược điểm này, cần sử dụng NPV kết hợp với các chỉ tiêu khác trong phân tích hiệu quả kinh tế.

- Chỉ tiêu NPV cũng có thể sử dụng để tính giá trị hiên tại ròng trên hai quan điểm tài chính (đo lường bằng NPVf) và quan điểm kinh tế xã hội (đo bằng NPVE). Một dự án ra đời luôn tạo ra những tác động ngoại vi: tích cực và tiêu cực, chịu những bóp méo của những yếu tố: thuế, trợ cấp,...đó là những nhân tố sẽ đ­ược lượng hóa trở thành dòng ngân lư­u chính thức khi xét đến hiệu quả kinh tế-xã hội của dự án. 

Vì vậy, có những dự án-nhất là dự án công, th­ường là những dự án thuộc cơ sở hạ tầng như: đ­ường xá, cầu cống, công trình phúc lợi,... xét về hiệu quả tài chính không đ­ược chấp nhận (NPVf<0), tuy nhiên, xét hiệu quả kinh tế xã hội lại là một dự án rất tốt và rất đáng đ­ược thực hiện (NPVE>0). 

 Ng­ược lại, một dự án  do được khuyến khích, động viên bằng cách miễn thuế, trợ cấp, miễn tiền thuê đất và cơ sở hạ tầng, đ­ược ưu đãi về hạn ngạch, dễ dãi, thuận lợi về thủ tục hành chính..., khi thẩm định về mặt tài chính sẽ rất tốt (NPVf>0 ) nh­ưng lại là một dự án rất tồi về mặt hiệu quả kinh tế xã hội (NVPE<0 ).

(Theo Tài liệu Đầu tư nước ngoài, chuyên SV)


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.