Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức (Dividend discount method) là gì?
Hình minh họa (Nguồn: proov)
Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức
Khái niệm
Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức trong tiếng Anh gọi là: Dividend discount method.
Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức là phương pháp xác định giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua ước tính tổng của giá trị chiết khấu dòng cổ tức của doanh nghiệp cần thẩm định giá.
Trường hợp doanh nghiệp cần thẩm định giá là công ty cổ phần, phương pháp chiết khấu dòng tiền cổ tức của doanh nghiệp được sử dụng với giả định coi các cổ phần ưu đãi của doanh nghiệp cần thẩm định giá như cổ phần thường.
Giả định này cần được nêu rõ trong phần hạn chế của Chứng thư thẩm định giá và Báo cáo kết quả thẩm định giá.
Công thức tính
Trường hợp thẩm định giá doanh nghiệp, giá trị doanh nghiệp được xác định theo công thức sau:
Giá trị thị trường của doanh nghiệp = Giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp + Giá trị các khoản nợ
Trong đó:
Giá trị các khoản nợ của doanh nghiệp cần thẩm định giá được xác định theo giá thị trường nếu có chứng cứ thị trường, nếu không có thì xác định theo giá trị sổ sách kế toán.
Các bước xác định giá trị vốn chủ sở hữu
a) Bước 1: dự báo dòng cổ tức của doanh nghiệp cần thẩm định giá.
Thẩm định viên cần dự báo tỉ lệ chia cổ tức và tỉ lệ tăng trưởng cổ tức của doanh nghiệp cần thẩm định giá.
Đối với các doanh nghiệp đã tăng trưởng bền vững thì giai đoạn dự báo tỉ lệ chia cổ tức, tỉ lệ tăng trưởng cổ tức thông thường là 05 năm.
Đối với các doanh nghiệp mới thành lập hoặc đang tăng trưởng nhanh thì giai đoạn dự báo tỉ lệ chia cổ tức, tỉ lệ tăng trưởng cổ tức có thể kéo dài hơn 05 năm hoặc lâu hơn nữa cho đến khi doanh nghiệp bước vào giai đoạn tăng trưởng đều, có tỉ lệ cổ tức không đổi hoặc tăng trưởng cổ tức đều.
Đối với doanh nghiệp hoạt động có thời hạn thì giai đoạn dự báo dòng cổ tức được xác định theo tuổi đời của doanh nghiệp.
b) Bước 2: ước tính chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu theo hướng dẫn tại điểm d Mục 6.4 Tiêu chuẩn Thẩm định giá Việt Nam số 12.
c) Bước 3: ước tính giá trị vốn chủ sở hữu cuối kì dự báo như sau:
- Trường hợp 1: dòng cổ tức sau giai đoạn dự báo (Dn) là dòng tiền không tăng trưởng và kéo dài vô tận. Công thức tính giá trị cuối kì dự báo là:
- Trường hợp 2: dòng cổ tức sau giai đoạn dự báo là dòng tiền tăng trưởng đều đặn mỗi năm và kéo dài vô tận. Công thức tính giá trị cuối kì dự báo là:
Trong đó:
Dn+1: Dòng cổ tức của doanh nghiệp năm n + 1
g: tốc độ tăng trưởng của dòng cổ tức
Tốc độ tăng trưởng của dòng cổ tức được dự báo trên cơ sở tỉ lệ lợi nhuận sau thuế để lại để bổ sung vốn, tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.
- Trường hợp 3: doanh nghiệp chấm dứt hoạt động vào cuối kì dự báo, giá trị cuối kì dự báo được xác định theo giá trị thanh lí của doanh nghiệp cần thẩm định giá.
d) Bước 4: ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá:
- Tính tổng giá trị hiện tại thuần của các dòng cổ tức của doanh nghiệp và giá trị vốn chủ sở hữu cuối kì dự báo sau khi chiết khấu các dòng cổ tức của doanh nghiệp và giá trị vốn chủ sở hữu cuối kì dự báo của doanh nghiệp theo tỉ suất chiết khấu là chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu.
- Ước tính giá trị các tài sản phi hoạt động của doanh nghiệp.
- Ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá bằng cách cộng giá trị hiện tại thuần của các dòng cổ tức của doanh nghiệp và giá trị vốn chủ sở hữu cuối kì dự báo với giá trị các tài sản phi hoạt động (không bao gồm tiền mặt và tương đương tiền) của doanh nghiệp cần thẩm định giá.
(Tài liệu tham khảo: Thông tư 122/2017/TT-BTC Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12)