|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Phân tích cận biên (Marginal Analysis) là gì? Đặc điểm và hạn chế

18:07 | 17/04/2020
Chia sẻ
Phân tích cận biên (tiếng Anh: Marginal Analysis) là việc tính toán các lợi ích tăng thêm của một hoạt động so với các chi phí tăng thêm phát sinh từ chính hoạt động đó.
Phân tích cận biên (Marginal Analysis) là gì? Đặc điểm và hạn chế - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Marketing91)

Phân tích cận biên

Khái niệm

Phân tích cận biên trong tiếng Anh là Marginal Analysis.   

Phân tích cận biên là việc tính toán các lợi ích tăng thêm của một hoạt động so với các chi phí tăng thêm phát sinh từ chính hoạt động đó.

Các công ty sử dụng phân tích cận biên như một công cụ ra quyết định để giúp họ tối đa hóa lợi nhuận tiềm năng của họ.

Đặc điểm của Phân tích cận biên

Phân tích cận biên là việc kiểm tra các chi phí liên quan và lợi ích tiềm năng của các hoạt động kinh doanh cụ thể hoặc các quyết định tài chính.

Mục tiêu của phân tích cận biên là để xác định xem các chi phí gắn với thay đổi trong hoạt động kinh tế có mang lại lợi ích đủ để bù đắp hay không.

Thay vì tập trung vào sản lượng kinh doanh nói chung, phân tích cận biên sẽ xem xét chi phí sản xuất cho một đơn vị riêng lẻ làm điểm so sánh.

Phân tích cận biên cũng có thể giúp ích trong quá trình ra quyết định khi có hai khoản đầu tư tiềm năng, nhưng chỉ có đủ tiền cho một khoản đầu tư. 

Bằng cách phân tích các chi phí liên quan và lợi ích ước tính, có thể xác định liệu một lựa chọn có mang lại lợi nhuận cao hơn so với lựa chọn khác hay không.

Phân tích cận biên và thay đổi quan sát

Từ quan điểm kinh tế vi mô, phân tích cận biên cũng có thể liên quan đến việc quan sát tác động của những thay đổi nhỏ trong qui trình vận hành tiêu chuẩn hoặc tổng sản lượng.

Ví dụ: một doanh nghiệp có thể cố gắng tăng sản lượng thêm 1% và phân tích các tác động tích cực và tiêu cực có thể xảy ra do sự thay đổi đó, chẳng hạn như chất lượng sản phẩm tổng thể hoặc việc sử dụng tài nguyên có bị ảnh hưởng thay đổi hay không.

Nếu kết quả của sự thay đổi là tích cực, doanh nghiệp có thể chọn tăng sản lượng thêm 1% một lần nữa và xem xét lại kết quả. Những thay đổi nhỏ này và những thay đổi liên quan có thể giúp doanh nghiệp sản xuất xác định được tỉ lệ sản xuất tối ưu.

Ví dụ về Phân tích cận biên trong lĩnh vực sản xuất

Ví dụ, một nhà sản xuất mũ sản xuất mỗi chiếc mũ cần 0.75 USD nhựa và vải.

Nhà máy mũ phải chịu 100 USD chi phí cố định mỗi tháng. Nếu bán được 50 chiếc mũ mỗi tháng, thì mỗi chiếc mũ phải chịu 2 USD chi phí cố định.

Trong ví dụ đơn này, tổng chi phí cho mỗi chiếc mũ sẽ là: $0.75 +  $100/50 = $2.75

Nếu bạn tăng khối lượng sản xuất lên 100 chiếc mũ mỗi tháng, thì mỗi chiếc mũ sẽ phải chịu 1 USD chi phí cố định vì chi phí cố định được trải đều trên các đơn vị sản lượng.

Tổng chi phí cho mỗi chiếc mũ sau đó sẽ giảm xuống còn: $0,75 + $100/100 = $1.75

Trong tình huống này, việc tăng khối lượng sản xuất khiến chi phí cận biên giảm xuống.

Hạn chế của Phân tích cận biên

Phân tích cận biên xuất phát từ lí thuyết kinh tế của chủ nghĩa cận biên – là lí thuyết nói rằng tác nhân con người đưa ra quyết định tại điểm cận biên.

Chủ nghĩa cận biên đôi khi bị chỉ trích là một trong những khía cạnh kinh tế mờ nhạt hơn, vì phần lớn vấn đề đặt ra khó đo lường một cách chính xác, chẳng hạn như tiện ích cận biên của một người tiêu dùng.

Ngoài ra, chủ nghĩa cận biên dựa vào giả định là thị trường hoàn hảo hoặc gần với thị trường hoàn hảo, không tồn tại trong thực tế.

Tuy nhiên, những ý tưởng cốt lõi của chủ nghĩa cận biên thường được hầu hết các trường kinh tế chấp nhận và vẫn được các doanh nghiệp và người tiêu dùng sử dụng để đưa ra lựa chọn và thay thế hàng hóa.

Vì chủ nghĩa cận biên ngụ ý tính chủ quan trong quá trình định giá, nên các chủ thể kinh tế nên đưa ra quyết định cận biên dựa trên mức độ có giá trị. Điều này nghĩa là sau này các quyết định cận biên có thể sai lầm hoặc nhầm lẫn.

(Theo Investopedia)

Minh Hằng

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.