|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Sản phẩm doanh thu cận biên (Marginal Revenue Product - MRP) là gì?

08:53 | 14/04/2020
Chia sẻ
Sản phẩm doanh thu cận biên (tiếng Anh: Marginal Revenue Product; viết tắt: MRP) là doanh thu cận biên được tạo ra để bổ sung một đơn vị tài nguyên.
Sản phẩm doanh thu cận biên (Marginal Revenue Product - MRP) là gì? - Ảnh 1.

Hình minh họa

Sản phẩm doanh thu cận biên

Khái niệm

Sản phẩm doanh thu cận biên trong tiếng Anh là Marginal Revenue Product hay marginal value product; viết tắt là MRP.

Sản phẩm doanh thu cận biên (MRP) là doanh thu cận biên (MR) được tạo ra để bổ sung một đơn vị tài nguyên. Sản phẩm doanh thu cận biên được tính bằng cách nhân sản phẩm vật lí cận biên (MPP) của tài nguyên với doanh thu cận biên được tạo ra. MRP giả định rằng chi tiêu cho các yếu tố khác không thay đổi và giúp xác định mức tối ưu của tài nguyên.

Hiểu về sản phẩm doanh thu cận biên (MRP)

Nhà kinh tế học người Mỹ John Bates Clark (1847-1938) và nhà kinh tế người Thụy Điển Knut Wicksell (1851-1926) lần đầu tiên chỉ ra rằng doanh thu phụ thuộc vào năng suất biên của các yếu tố sản xuất.

Chủ doanh nghiệp thường xuyên sử dụng phân tích MRP để đưa ra quyết định sản xuất quan trọng. Ví dụ, một nông dân muốn biết có nên mua máy kéo chuyên dụng khác để gieo hạt và thu hoạch lúa mì hay không. Nếu máy kéo thêm cho kết quả có thể sản xuất thêm 3.000 giạ lúa mì (MPP) và mỗi giạ bổ sung được bán ở chợ với giá 5 đô la (giá của sản phẩm hoặc doanh thu cận biên), MRP của máy kéo là 15.000 đô la.

Với các yếu tố khác không thay đổi, người nông dân chỉ sẵn sàng trả ít hơn hoặc bằng 15.000 đô la để mua máy kéo. Nếu không, anh ta sẽ phải chịu lỗ. Việc ước tính chi phí và doanh thu khá là khó khăn, nhưng các doanh nghiệp có thể ước tính MRP một cách chính xác thì sẽ có xu hướng tồn tại và thu lợi nhiều hơn so với đối thủ cạnh tranh.

MRP được xác định dựa trên phân tích cận biên hoặc cách các cá nhân đưa ra quyết định cận biên. Nếu người tiêu dùng mua một chai nước với giá 1,50 đô la, điều đó không có nghĩa là người tiêu dùng đánh giá tất cả các chai nước ở mức 1,50 đô la. Thay vào đó, có nghĩa là người tiêu dùng phải định giá một cách chủ quan một chai nước, bổ sung thêm giá trị lớn hơn 1,50 đô la chỉ tại thời điểm bán. Phân tích cận biên xem xét chi phí và lợi ích tăng dần, không phải là một tổng thể khách quan.

Học thuyết cận biên là một khái niệm rất quan trọng trong kinh tế học. Một số thuật ngữ kinh tế quan trọng phát triển từ học thuyết cận biên bao gồm năng suất cận biên, chi phí cận biên, lợi ích cận biên và qui tắc năng suất giảm dần.

MRP là một thứ rất quan trọng để hiểu mức lương trên thị trường. Sẽ chỉ có ý nghĩa khi sử dụng một công nhân bổ sung ở mức 15 đô la mỗi giờ nếu MRP của công nhân lớn hơn 15 đô la mỗi giờ. Nếu công nhân bổ sung không thể tạo thêm 15 đô la mỗi giờ doanh thu, công ty sẽ bị lỗ.

Nói đúng ra, người lao động không được trả lương theo MRP của họ, ngay cả ở trạng thái cân bằng. Thay vào đó, xu hướng là tiền lương phải bằng với sản phẩm doanh thu cận biên được chiết khấu (DMRP), giống như định giá cổ phiếu theo luồng tiền (DCF) cho cổ phiếu. 

Điều này là do các ưu tiên thời gian khác nhau giữa người sử dụng lao động và người lao động; người sử dụng lao động phải đợi cho đến khi sản phẩm được bán trước khi lấy lại doanh thu, nhưng người lao động thường được trả tiền sớm hơn nhiều. Do vậy việc chiết khấu được áp dụng đối với tiền lương, và người sử dụng lao động nhận được khoản phí cho việc chờ đợi.

DMRP ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thương lượng giữa người lao động và người sử dụng lao động, ngoại trừ trường hợp trên lí thuyết hiếm gặp về độc quyền. Bất cứ khi nào mức lương đề xuất thấp hơn DMRP, một công nhân có thể có quyền thương lượng bằng cách mua sức lao động của mình cho những người sử dụng lao động khác nhau. Nếu mức lương vượt quá DMRP, người sử dụng lao động có thể giảm tiền lương hoặc thay thế một nhân viên. Đây là quá trình cung và cầu về lao động gần với trạng thái cân bằng.

(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)

Tường Vy

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.