|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Người tiêu thụ cuối cùng (Final Consumer) là gì? Mô hình giải thích hành vi mua sắm

17:50 | 09/03/2020
Chia sẻ
Người tiêu thụ cuối cùng (tiếng Anh: Final Consumer) bao gồm tất cả những người đang sống trong một không gian địa lí cụ thể nào đó và khi xuất hiện, họ mua hàng để nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cá nhân của họ.
Người tiêu thụ cuối cùng (Final Consumer) là gì? Mô hình giải thích hành vi mua sắm - Ảnh 1.

Hình minh hoạ (Nguồn: corporatefinanceinstitute)

Người tiêu thụ cuối cùng

Khái niệm

Người tiêu thụ cuối cùng trong tiếng Anh được gọi là Final Consumer.

Người tiêu thụ cuối cùng bao gồm tất cả những người đang sống trong một không gian địa lí cụ thể nào đó và khi xuất hiện, họ mua hàng để nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cá nhân của họ.

Thuật ngữ liên quan

Người tiêu thụ trung gian là tất cả những khách hàng thực hiện hành vi mua hàng để nhằm thoả mãn nhu cầu của một tổ chức (doanh nghiệp/ cơ quan…) chứ không nhằm thoả mãn nhu cầu cá nhân.

Nghiên cứu người tiêu thụ cuối cùng

Để hoạch định chiến lược tiêu thụ (bán hàng) và tổ chức thực hiện thành công các kế hoạch tiêu thụ cần hiểu rõ các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định mua hàng cũng như câu trả lời mua/không mua hàng của khách hàng. 

Nghiên cứu người tiêu thụ cuối cùng nhằm cố gắng giải thích lí do "tại sao mua", "tại sao không mua" hàng của họ. Khi nghiên cứu nên chú ý đến cả hai vế của quyết định có/không mua. 

Bởi, câu trả lời có/không tuy có thể có cùng một nguyên nhân nhưng lại phản ánh hai khía cạnh khác nhau tích cực/tiêu cực không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn cả với khách hàng.

Câu trả lời (quyết định) của khách hàng có/không mua hàng tạo thành các cặp tương ứng có ý nghĩa với việc lựa chọn quan điểm tiếp cận nội dung nghiên cứu và giải quyết vấn đề tiêu thụ của doanh nghiệp.

Nguyên lí, mô hình giải thích hành vi mua sắm

Ảnh hưởng đến đặc điểm của người tiêu thụ cuối cùng và cách thức mua hàng của họ có nhiều yếu tố khác nhau. Các yếu tố này có thể được nghiên cứu và trình bày một cách độc lập hoặc trong mối liên kết theo "nguyên lí" hoặc "mô hình" giải thích hành vi mua sắm của họ.

- Giải thích hành vi mua sắm của khách hàng theo mô hình "chi phí tiêu thụ liên hệ với thụ nhập và nhân khẩu học"

- Giải thích hành vi mua sắm theo lí do kinh tế

- Giải thích hành vi mua sắm bằng khoa học về tâm lí và xã hội học

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Marketing thương mại, Chủ biên PGS. TS. Nguyễn Xuân Quang, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2007)

Diệu Nhi