|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Nghĩa vụ nợ được thế chấp (Collateralized Debt Obligation - CDO) là gì?

20:42 | 04/01/2020
Chia sẻ
Nghĩa vụ nợ được thế chấp (tiếng Anh: Collateralized Debt Obligation - CDO) là một sản phẩm tài chính có cấu trúc phức tạp, được đảm bảo bởi một nhóm các khoản vay và các tài sản khác và được bán cho các nhà đầu tư tổ chức.
blog_cdo

Hình minh họa. Nguồn: Warrior Trading

Nghĩa vụ nợ được thế chấp (Collateralized Debt Obligation - CDO)

Định nghĩa

Nghĩa vụ nợ được thế chấp trong tiếng Anh là Collateralized Debt Obligation, viết tắt là CDO.

Nghĩa vụ nợ được thế chấp (CDO) là một sản phẩm tài chính có cấu trúc phức tạp, được đảm bảo bởi một nhóm các khoản vay và các tài sản khác và được bán cho các nhà đầu tư tổ chức.

CDO là một loại công cụ phái sinh đặc biệt bởi vì theo như tên gọi của nó, giá trị của CDO dựa trên giá trị của một tài sản cơ sở khác. Những tài sản này sẽ trở thành tài sản thế chấp nếu khoản vay không được thanh toán.

Bản chất và đặc trưng của CDO

- Để tạo ra CDO, các ngân hàng đầu tư tập hợp các tài sản tạo ra dòng tiền như các khoản thế chấp, trái phiếu và các loại nợ khác tạo thành các lớp (classes) riêng biệt hoặc các đợt (tranche) dựa trên mức rủi ro tín dụng mà nhà đầu tư có thể chấp nhận.

- Các đợt (tranche) chứng khoán này trở thành sản phẩm đầu tư cuối cùng như chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp (MBS) và chứng khoán được bảo đảm bằng tài sản (ABS). CDO được gọi là "tài sản thế chấp" bởi vì các khoản hoàn trả của tài sản cơ sở là tài sản thế chấp mang lại giá trị cho CDO.

Các loại CDO khác bao gồm nghĩa vụ trái phiếu được thế chấp (CBO) và nghĩa vụ cho vay thế chấp (CLO).

Ví dụ

- Các tranche (đợt) của CDO được đặt tên để phản ánh rủi ro của chúng, ví dụ như nợ cao cấp, nợ tầng lửng và nợ cơ sở. Xếp hạng tín dụng càng cao, lãi suất coupon (lãi suất trái phiếu trả hàng năm) càng thấp.

- Nếu khoản vay mất khả năng thanh toán, các trái chủ cấp cao được trả tiền đầu tiên từ nhóm tài sản được thế chấp, tiếp theo là các trái chủ trong các đợt (tranche) kế tiếp theo xếp hạng tín dụng, các khoản nợ được xếp hạng thấp nhất được thanh toán sau cùng.

- Các đợt (tranche) cao cấp thường an toàn nhất và thường được đánh giá cao hơn so với các khoản nợ cơ sở, nhưng nó cung cấp lãi suất coupon thấp hơn.

- Ngược lại, khoản nợ cơ sở cung cấp lãi suất coupon cao hơn (lãi nhiều hơn) để bù đắp cho rủi ro vỡ nợ lớn hơn. Vì có rủi ro lớn hơn, chúng thường đi kèm với xếp hạng tín dụng thấp hơn.

(Tài liệu tham khảo: Collateralized Debt Obligation (CDO), Investopedia)

Minh Lan