|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Ngày giao dịch (Transaction Date) là gì? Ngày giao dịch và Ngày thanh toán

14:34 | 18/03/2020
Chia sẻ
Ngày giao dịch (tiếng Anh: Transaction Date) là ngày mà tại đó một giao dịch của chứng khoán hoặc công cụ tài chính khác diễn ra, là thời gian mà quyền sở hữu chính thức của tài sản được chuyển nhượng.
Ngày giao dịch (Transaction Date) là gì? Ngày giao dịch và Ngày thanh toán  - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Creativefabrica.com

Ngày giao dịch

Khái niệm

Ngày giao dịch trong tiếng Anh là Transaction Date.

Ngày giao dịch là ngày mà tại đó một giao dịch của chứng khoán hoặc công cụ tài chính khác diễn ra. Ngày giao dịch thể hiện thời gian mà quyền sở hữu chính thức được chuyển nhượng.     

Trong lĩnh vực ngân hàng, ngày tiền gửi giao dịch được duyệt vào tài khoản ngân hàng cũng được gọi là ngày giao dịch, và không nhất thiết phải là ngày ngân hàng thanh toán bù trừ tiền gửi giao dịch, cũng như ngày chủ tài khoản gửi hoặc rút tiền.   

Đặc điểm Ngày giao dịch 

Ngày giao dịch là khái niệm được sử dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực ngân hàng và đầu tư. 

Các hình thức giao dịch ngân hàng có ngày giao dịch là: 

 - Gửi tiền hoặc rút tiền từ tài khoản cá nhân (qua máy rút tiền tự động hoặc ATM), thẻ ghi nợ hay trực tiếp tại một cơ sở, chi nhánh. 

 - Rút tiền thông qua séc giấy

 - Ghi nhận giao dịch mua hàng với thẻ tín dụng

 - Ghi nhận giao dịch tại một địa điểm bán lẻ (POS). 

 - Gửi, rút hoặc chuyển tiền trực tuyến giữa các tài khoản ngân hàng. 

 - Những giao dịch khác.   

Các hình thức giao dịch có ngày giao dịch trong đầu tư, bao gồm: 

 - Mua cổ phiếu, trái phiếu hoặc các công cụ tài chính khác.

 - Mua để mở (buy-to-open), tương tự như mua chứng khoán truyền thống nhưng có bao gồm các hợp đồng quyền chọn, đi kèm với việc mở một vị thế mua

 - Mua để đóng (buy-to-close), hành động đóng một vị thế bán thông qua việc mua cổ phiếu hoặc hợp đồng quyền chọn). 

 - Nhận thanh toán cổ tức bằng tiền mặt hoặc tái đầu tư cổ tức nhận được. 

 - Gửi các khoản lãi vốn (thường từ việc bán cổ phiếu thông qua quĩ phòng hộ hoặc các quĩ tương hỗ). 

 - Gửi thu nhập lãi từ cổ phiếu ưu đãi hoặc công cụ nợ, chẳng hạn như trái phiếu. 

 - Gửi cổ phần giữa các tài khoản. 

 - Tặng cổ phiếu.

 - Bán cổ phần. 

 - Bán để đóng (sell-to-close), thoát khỏi một vị thế mua. 

 - Ghi nhận sự phân chia cổ phiếu và các giao dịch khác.   

Ngày giao dịch và Ngày thanh toán 

Thanh toán bù trừ là toàn bộ quá trình kể từ thời điểm các bên cam kết thực hiện giao dịch đến khi hoàn tất thanh toán.  

Ngày giao dịch không nhất thiết phải là ngày thanh toán, ngày thanh toán có thể xảy ra vài ngày sau khi giao dịch xảy ra.

Người bán được trả tiền vào ngày thanh toán, vì tất cả các điều khoản giao dịch đã được hoàn tất và người mua chắc chắn rằng những tài sản được bán đã được chuyển giao.  

Giao dịch thông thường sẽ được giải quyết vào ngày làm việc thứ hai kể từ ngày giao dịch, được gọi là T + 2. Hầu hết các loại chứng khoán, như cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp, đều được thanh toán theo cách này. 

Tuy nhiên, các chứng khoán của chính phủ Mỹ có ngày thanh toán là T + 1. 

Với một số giao dịch, hai bên có thể chỉ định ngày thanh toán trùng với ngày giao dịch. Các giao dịch này được gọi là giao dịch tiền mặt.  

(Theo Investopedia)

Lê Thảo

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.