|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Mô hình cấu trúc kì hạn rủi ro tín dụng là gì?

16:45 | 09/09/2019
Chia sẻ
Mô hình cấu trúc kì hạn rủi ro tín dụng là phương pháp dựa trên các yếu tố thị trường để đánh giá rủi ro tín dụng.
Chưa có tên

Hình minh họa (Nguồn: OnPoint)

Mô hình cấu trúc kì hạn rủi ro tín dụng

Mô hình cấu trúc kì hạn rủi ro tín dụng là phương pháp dựa trên các yếu tố thị trường để đánh giá rủi ro tín dụng và phân tích "mức thưởng chấp nhận rủi ro" (risk premium) gắn liền với mức sinh lời của khoản nợ công ty hay khoản tín dụng ngân hàng đối với những người vay có cùng mức độ rủi ro.

Các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm đã xếp hạng các công ty phát hành trái phiếu thành 7 nhóm chính. Các nhóm khác nhau phản ánh mức vượt trội của lãi suất trái phiếu thuộc nhóm đó so với mức lãi suất trái phiếu kho bạc (trái phiếu không có rủi ro tín dụng). (Theo Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê)

Xác suất vỡ nợ của công cụ nợ kì hạn một năm

Giả sử, một ngân hàng yêu cầu mức thu nhập dự tính của trái phiếu công ty thời hạn một năm ít nhất là bằng với mức thu nhập của trái phiếu kho bạc kì hạn một năm. Gọi p là xác suất hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đối với trái phiếu công ty; như vậy (1 - p) sẽ là xác suất vỡ nợ.

Nếu người vay vỡ nợ, theo giả định, ngân hàng sẽ không nhận được gì. Gọi mức thu nhập của trái phiếu công ty kì hạn một năm là (1 + k), và của trái phiếu kho bạc là (1 + i), nhà quản trị ngân hàng sẽ đạt được kết quả như nhau khi đầu tư vào trái phiếu công ty hay trái phiếu kho bạc khi:

p(1 +k) = (1 + i).

Điều này hàm ý, mức thu nhập dự tính của trái phiếu công ty bằng với mức thu nhập của trái phiếu không có rủi ro. Giả sử ta có: i = 10% và k = 15,8%, điều này hàm ý xác suất hoàn trả của trái phiếu theo đánh giá của thị trường sẽ là:

p = (1 + i)/(1 + k) = 1,100/1,158 = 0,95 = 95%.

Nếu xác suất hoàn trả là 95% thì xác suất vỡ nợ của trái phiếu sẽ là (1 - p) = 0,05 = 5%. thì "mức thưởng chấp nhận rủi ro" tương ứng phải là 5,8%.

 Δ = k - i = 15,8% - 10,0% = 5,8%.

Rõ ràng là, khi xác suất hoàn trả (p) giảm, thì xác suất vỡ nợ (1 - p) tăng, đòi hỏi mức chênh lệch  Δ giữa k và i sẽ tăng lên. 

Từ phân tích trên, ta có thể mở rộng ví dụ để phù hợp hơn với một thực tế là: khi công ty vỡ nợ thì ngân hàng không bị mất toàn bộ gốc và lãi. Trong thực tế, ngân hàng vẫn có thể thu được một phần của khoản gốc ngay cả trong trường hợp con nợ bị phá sản. 

Ví dụ, theo kết quả nghiên cứu của Altman thì, khi trái phiếu đầu cơ (Junk bond) của công ty bị vỡ nợ, thì nhà đầu tư vẫn có thể thu hồi trung bình 40 cents trên một dollar. Một thực tế là, nhiều khoản tín dụng được quyền thu nợ bằng tài sản cầm cố hay thế chấp nếu người vay vỡ nợ; do đó, nếu gọi B là tỉ lệ thu hồi được gốc và lãi trong trường hợp vỡ nợ, đối với trái phiếu đầu cơ thì B xấp xỉ bằng 0,4.

Nhà quản trị ngân hàng sẽ đạt được kết quả như nhau khi đầu tư vào trái phiếu công ty hay trái phiếu kho bạc khi: 

B(1 + k).(1 - p) + p(1 + k) = (1 + i).

Biểu thức B(1 + k).(1 - p) là khoản thu dự tính khi con nợ vỡ nợ. (Theo Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê)

Khai Hoan Chu

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.