Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng (Consumer Credit Scoring Model) là gì?
Hình minh họa (Nguồn: Investopedia)
Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng (Consumer Credit Scoring Model)
Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Consumer Credit Scoring Model.
Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng là một trong những phương pháp phân tích định lượng cơ bản được sử dụng phổ biến nhất trong hoạt động phân tích tín dụng ngân hàng. Ngày nay, nhiều ngân hàng sử dụng phương pháp cho điểm để xử lí các đơn cho vay của người tiêu dùng.
Thực tế, nhiều tổ chức thẻ tín dụng đã sử dụng mô hình điểm số để xử lí số lượng lớn đơn yêu cầu ngày một gia tăng, những ngân hàng cũng sử dụng mô hình này để đánh giá những khoản tín dụng mua sắm xe hơi, trang thiết bị gia đình, bất động sản và kinh doanh nhỏ.
Nhiều khách hàng ưa thích sự thuận tiện và nhanh chóng khi những yêu cầu tín dụng của họ được xử lí bằng hệ thống cho điểm tự động. Thông thường, khách hàng có thể gọi điện thoại đến ngân hàng để liên hệ việc xin vay, thông qua hệ thống máy tính nối mạng, trên cơ sở dữ liệu của khách hàng, trong vòng vài phút ngân hàng có thể thông báo kết quả tín dụng cho khách hàng. (Theo Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê)
Nội dung mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng
Các yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng sử dụng trong mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng bao gồm: hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, thu nhập, điện thoại cố định, số loại tài khoản cá nhân, thời gian công tác.
Mô hình điểm điểm số tín dụng tiêu dùng thường sử dụng 7 đến 12 hạng mục, mỗi hạng mục được cho điểm từ 1 đến 10. Ví dụ, bảng dưới đây cho thấy những hạng mục và điểm của chúng thường được sử dụng ở các ngân hàng Mỹ.
Các hạng mục và điểm số tín dụng tiêu dùng
Khách hàng có điểm số cao nhất theo mô hình với 8 hạng mục nêu trên là 43 điểm, thấp nhất là 9 điểm. Giả sử ngân hàng biết rằng, mức 28 điểm là ranh giới giữa khách hàng có tín dụng tốt và khách hàng có tín dụng xấu; trên cơ sở đó, ngân hàng hình thành một khung chính sách tín dụng tiêu dùng theo mô hình điểm số như sau:
Hình minh họa
Rõ ràng là, mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng đã loại bỏ được sự phán xét chủ quan trong quá trình cho vay và giảm đáng kể thời gian quyết định tín dụng của ngân hàng.
Tuy nhiên, mô hình này cũng có một số nhược điểm như đã không thể tự điều chỉnh một cách nhanh chóng để thích ứng với những thay đổi trong nền kinh tế và những thay đổi trong cuộc sống gia đình.
Một mô hình điểm số không linh hoạt có thể đe dọa đến chương trình tín dụng tiêu dùng của ngân hàng, bỏ sót những khách hàng lành mạnh, làm giảm lòng tin của cộng đồng vào dịch vụ ngân hàng. (Theo Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê)