|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Lời tiên tri tự ứng nghiệm (Self-Fulfilling Prophecy) là gì? Ví dụ trong kinh doanh

14:39 | 31/12/2019
Chia sẻ
Lời tiên tri tự ứng nghiệm (tiếng Anh: Self-Fulfilling Prophecy) là một dự đoán tự biến nó thành hiện thực. Lời dự đoán đó trở thành sự thực không phải vì nó đúng, mà là vì mọi người tin tưởng và tự điều chỉnh hành động của mình theo nó.
Lời tiên tri tự ứng nghiệm (Self-Fulfilling Prophecy) là gì? Ví dụ trong kinh doanh - Ảnh 1.

Hình minh họa

Lời tiên tri tự ứng nghiệm

Khái niệm

Lời tiên tri tự ứng nghiệm trong tiếng Anh là Self-Fulfilling Prophecy.

Lời tiên tri tự ứng nghiệm là một dự đoán tự biến nó thành hiện thực. Lời dự đoán đó trở thành sự thực không phải vì nó đúng, mà là vì mọi người tin tưởng và tự điều chỉnh hành động của mình theo nó.

Một số ví dụ về lời tiên tri tự ứng nghiệm trong kinh doanh

Ngân sách marketing

Ví dụ, xem xét qui trình lập ngân sách điển hình ở hầu hết các doanh nghiệp Mỹ. Khi một sản phẩm mới được tung ra, các nhà phân tích dự đoán cầu cho sản phẩm đó và quyết định ngân sách dựa trên ước tính của họ. 

Một sản phẩm được dự kiến không có nhiều nhu cầu sẽ chỉ nhận được ngân sách marketing trung bình hoặc thấp. Một ngân sách marketing như vậy có lẽ sẽ không thúc đẩy nhiều nhu cầu cho sản phẩm đó. Vì vậy, sản phẩm trên thực tế cũng không thu hút được nhiều phản ứng từ người tiêu dùng.

Các nhà phân tích đã đúng. Nhưng, liệu họ đúng vì họ đã dự đoán chính xác sở thích của người tiêu dùng; hay họ đúng vì ước tính của họ dẫn đến ngân sách marketing thấp hơn, dẫn đến phản ứng thờ ơ của người tiêu dùng?

Tình trạng thiếu hụt xăng

Một ví dụ thực tế về lời tiên tri tự ứng nghiệm là tình trạng thiếu xăng ở California vào đầu những năm 1980. Truyền thông California bắt đầu báo cáo rằng trữ lượng khí đốt đang ở mức thấp và có khả năng sẽ xảy ra tình trạng thiếu xăng, mặc cho thực tế là nguồn cung hiện tại lúc bấy giờ có thể dễ dàng đáp ứng mức nhu cầu trong quá khứ.

Những người lái xe đã trở nên hoảng loạn và đến trạm xăng để đổ đầy xăng cho xe của họ, và cố gắng dự trữ càng nhiều xăng càng tốt trong bất kì vật gì mà họ có thể dùng để trữ xăng. 

Sự tăng cầu giả tạo này dẫn đến tình trạng thiếu xăng thật xự. Nếu các phương tiện truyền thông chỉ là báo cáo sự thật - dự trữ hơi thấp nhưng vẫn đủ để đáp ứng cầu hiện tại - có nhiều khả năng là các cá nhân sẽ không thay đổi hành vi của họ, và tình trạng thiếu xăng sẽ không bao giờ xảy ra.

Gia nhập lực lượng lao động

Những lời tiên tri tự ứng nghiệm xảy ra phổ biến hơn nhiều người nghĩ, đặc biệt là trong lực lượng lao động. Giả sử Susan là một sinh viên mới tốt nghiệp trong ngành marketing. Khi Susan còn đi học, cô đã thực tập với bộ phận marketing của trường đại học. 

Cô ứng tuyển vào một vị trí đòi hỏi một năm kinh nghiệm chuyên môn. Khi Susan được gọi phỏng vấn, cô nghĩ rằng quá trình thực tập của mình không phải là kinh nghiệm 'thật', vì vậy cô nghĩ rằng mình sẽ không thể được nhận vào công ty. 

Trong cuộc phỏng vấn, khi được hỏi về kinh nghiệm, thay vì thảo luận về kì thực tập của mình, Susan rụt rè thừa nhận rằng mình chỉ vừa mới ra khỏi trường đại học. Susan không ngạc nhiên khi cô ấy không nhận được công việc. Dự đoán của cô là đúng.

Hiện tượng lời tiên tri tự ứng nghiệm được gây ra bởi những thay đổi đối với hành vi được tạo ra trong tiềm thức. Trong ví dụ trên, Susan đã thay đổi hành vi của mình bằng cách không tìm cách áp dụng kinh nghiệm mà cô ấy có. Sự thay đổi trong hành vi đó đã dẫn đến kết quả chính xác mà cô đã dự đoán. 

Vấn đề là Susan sẽ tin rằng dự đoán của cô là đúng bởi vì những người phỏng vấn thực sự không nghĩ rằng cô có kinh nghiệm, nhưng thực tế, chính hành vi của Susan đã dẫn đến kết quả mà cô dự đoán.

(Theo study.com)

Giang