|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Quyền hành tập trung (Centralized Authority) là gì? Ưu nhược điểm

11:39 | 27/12/2019
Chia sẻ
Quyền hành tập trung (tiếng Anh: Centralized Authority) tồn tại trong một tổ chức khi tất cả hoặc hầu hết các quyết định và mệnh lệnh đến từ một nguồn tập trung - thường là các thành viên từ cấp cao nhất trong cơ cấu tổ chức.
Quyền hành tập trung (Centralized Authority) là gì? Ưu nhược điểm - Ảnh 1.

Hình minh họa

Quyền hành tập trung

Khái niệm

Quyền hành tập trung trong tiếng Anh là Centralized Authority.

Quyền hành tập trung tồn tại trong một tổ chức khi tất cả hoặc hầu hết các quyết định và mệnh lệnh đến từ một nguồn tập trung - thường là các thành viên từ cấp cao nhất trong cơ cấu tổ chức. 

Quyền hành tập trung đến từ đỉnh của tổ chức, truyền xuống và tỏa ra. Thông tin từ mọi bộ phận chảy lên các cấp cao nhất để được phân tích và tổng hợp, và sau đó chúng được sử dụng làm căn cứ để đưa ra quyết định. 

Sau khi quyết định được đưa ra, các mệnh lệnh sẽ được chuyển xuống từ cấp cao nhất của tổ chức thông qua quá trình ủy quyền, tức là cấp trên trao quyền cho cấp dưới để hoàn thành một số nhiệm vụ nhất định. Cấp cao nhất vẫn nắm được kiểm soát và phối hợp, giám sát và đánh giá tất cả các hoạt động cần thiết để tuân thủ mệnh lệnh.

Ưu nhược điểm của quyền hành tập trung

Ưu điểm của quyền hành tập trung

Việc tập trung quyền hành có một số lợi thế. Nó có thể là một phương tiện quản lí hiệu quả vì có khả năng mạnh mẽ để phối hợp các nhóm và thành viên trong tổ chức, và ngăn chặn việc thực hiện nhiệm vụ trùng lặp giữa các bên.

Quyền hành tập trung cũng là một phương tiện khá ổn định, nhất quán và dễ dự đoán để quản lí tổ chức nhờ có ranh giới thẩm quyền rõ ràng. Quyền hành tập trung cũng khiến các thành viên có trách nhiệm giải trình cao, vì trách nhiệm được qui định rõ ràng trong chuỗi chỉ huy của tổ chức. Nói cách khác, rất dễ để xác định ai đã ra lệnh và ai sẽ tuân thủ mệnh lệnh.

Nhược điểm của quyền hành tập trung

Quyền hành tập trung có thể cản trở sự sáng tạo và đổi mới bởi vì việc ra quyết định chỉ nằm trong tay một số ít người đứng đầu. Vì cấp dưới không đóng góp vào việc ra quyết định, họ thường không được tham gia vào việc giải quyết vấn đề, ngay cả khi họ có những kĩ năng và quan điểm độc đáo có thể đưa ra quyết định quan trọng. 

Điều này cũng có nghĩa là các tổ chức có quyền hành tập trung thường gặp khó khăn trong việc thích nghi với những thay đổi trong môi trường làm việc. Cuối cùng, quyền hành tập trung khiến cho tổ chức trở nên thúc ép và đè nén nhân viên cấp dưới, sự hài lòng và gắn bó với công việc của nhân viên có thể thấp.

Ví dụ về quyền hành tập trung

Giả sử James là tổng giám đốc và chủ sở hữu một tập đoàn công nghệ lớn. Đối thủ lớn nhất vừa cho ra mắt phiên bản mới nhất của sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm công ty của James. Anh ta ra lệnh cho các giám đốc của bộ phận sản phẩm, bộ phận sản xuất, bộ phận marketing và bộ phận nghiên cứu và phát triển để chuẩn bị các báo cáo đánh giá sản phẩm mới của đối thủ cạnh tranh. 

James xem xét và phân tích từng báo cáo của họ, tổng hợp thông tin và đưa ra kế hoạch hành động. Anh ta gửi một bản thông báo cho mỗi giám đốc bộ phận chỉ đạo họ thực hiện các hành động cụ thể và báo cáo lại định kì về qui trình tiến hành. 

Các giám đốc bộ phận, lần lượt, giao một phần thẩm quyền của mình cho các trưởng bộ phận để hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể, và họ lại ủy thác một số nhiệm vụ cho các nhóm cụ thể. Mỗi cấp độ trên theo dõi tiến trình của cấp độ bên dưới trong khi James phối hợp tất cả với cương vị là người đứng đầu.

(Theo study.com)

Giang