|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Thuyết chấp nhận quyền hành (Acceptance Theory of Authority) là gì?

16:06 | 26/12/2019
Chia sẻ
Thuyết chấp nhận quyền hành (tiếng Anh: Acceptance Theory of Authority) tuyên bố rằng quyền hành của nhà quản lí với cấp dưới phụ thuộc vào sự sẵn lòng chấp nhận thẩm quyền và tuân thủ chúng của cấp dưới.
Thuyết chấp nhận quyền hành (Acceptance Theory of Authority) là gì? - Ảnh 1.

Hình minh họa

Thuyết chấp nhận quyền hành

Khái niệm

Thuyết chấp nhận quyền hành trong tiếng Anh là Acceptance Theory of Authority.

Thuyết chấp nhận quyền hành tuyên bố rằng quyền lực của nhà quản lí đối với cấp dưới của mình phụ thuộc vào việc cấp dưới có sẵn lòng chấp nhận quyền ra lệnh của anh ta/cô ta hay không; cũng như mức độ cấp dưới tuân thủ chúng.

Mặc dù thuyết này về cơ bản chấp nhận cách quản lí từ trên xuống theo truyền thống, nó cũng chấp nhận một triết quản lí hiện đại hơn nhiều, thừa nhận sự cần thiết phải cung cấp cho cấp dưới một định nghĩa rõ ràng về các chính sách và sáng kiến của công ty.

Như vậy, thuyết này tìm cách thúc đẩy sự tuân thủ có ý thức và không mù quáng, đồng thời khuyến khích cấp dưới đặt ra câu hỏi.

Thuyết chấp nhận quyền hành ban đầu được nghĩ ra bởi Mary Parker Follett, nhưng sau đó được phổ biến bởi Chester Barnard.

Điểm nổi bật của thuyết chấp nhận quyền hành là nó thừa nhận các mối quan hệ không chính thức trong tổ chức và do đó, cung cấp một sự hiểu biết thực tế hơn nhiều so với thuyết cổ điển về cách thức mà quyền hành "chính thức" thực sự hoạt động trong tổ chức.

Barnard tiếp tục hình thành khái niệm về "vùng bàng quan" (zone of indifference), nêu rõ rằng mặc dù ban đầu nhân viên có thể chấp nhận thẩm quyền của các nhà quản lí để đổi lấy tiền lương, nhưng việc chấp nhận quyền hành như vậy là không toàn diện, tức là họ chỉ tuân thủ quyền lực của quản lí trong phạm vi mà họ coi là chấp nhận được. 

4 điều kiện để cấp dưới chấp nhận quyền hành

- Cấp dưới có thể diễn giải đầy đủ thông tin liên lạc.

- Cấp dưới tin rằng việc thông tin phù hợp với mục tiêu của tổ chức.

- Cấp dưới tin rằng thông tin truyền đạt phù hợp với mục tiêu cá nhân của mình.

- Cấp dưới có khả năng về thể chất và tinh thần để chấp nhận thông tin truyền đạt.

Hướng dẫn của Chester Barnard về việc chấp nhận quyền hạn

Hướng dẫn của Chester Barnard dành cho người quản lí về việc chấp nhận quyền hạn bao gồm những điều sau:  

- Đầu tiên, nhà quản lí cần sử dụng một kênh giao tiếp chính thức vì mọi thành viên trong tổ chức đều quen thuộc với nó.

- Thứ hai, nhà quản lí cần chỉ định một kênh liên lạc chính thức cho từng thành viên của tổ chức để truyền đạt các mệnh lệnh.

- Thứ ba, doanh nghiệp nên duy trì kênh liên lạc trực tiếp giữa quản lí và cấp dưới.

- Lệnh cần phải được ban hành trong hệ thống điều hành hoàn chỉnh.

- Người quản lí cần phải có các kĩ năng giao tiếp tốt, hoặc ít nhất là tương xứng với chức vụ của anh ta/cô ta.

- Người quản lí bắt buộc chỉ được sử dụng các đường dây liên lạc chính thức cho doanh nghiệp tổ chức.

- Cuối cùng, một mệnh lệnh chỉ được chấp nhận khi được xác thực là đến từ nhà quản lí.

(Theo thebusinessprofessor.com)

Giang