|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Quản lí dựa theo kết quả (Performance Management System - PMS) là gì?

09:56 | 17/12/2019
Chia sẻ
Quản lí dựa theo kết quả (tiếng Anh: Performance Management System - PMS) là một tập hợp phương pháp tiếp cận và công cụ cho phép các nhà quản lí xác định được các kết quả cần đạt được và cách thức để đạt được các kết quả.
how-to-implement-performance-management-system-881x675

Hình minh hoạ (Nguồn: hrlocker)

Quản lí dựa theo kết quả

Khái niệm

Quản lí dựa theo kết quả trong tiếng Anh được gọi là Performance Management System - PMS.

Quản dựa theo kết quả là một tập hợp phương pháp tiếp cận và công cụ cho phép các nhà quản xác định được các kết quả cần đạt được và cách thức để đạt được các kết quả trong hoạt động quản nói chung và trong quản thực hiện kế hoạch nói riêng.

Ý nghĩa

Quản lí dựa theo kết quả cho phép các tổ chức:

- Xác lập được các mục đích, mục tiêu và các chỉ số kết quả trong xây dựng chính sách, kế hoạch;

- Gắn kết và huy động được các thế mạnh của tổ chức với nguồn nhân lực để đạt được mục tiêu;

- Theo dõi, đánh giá được tiến độ thực hiện so với các mục tiêu đã đề ra;

- Phát hiện được các khiếm khuyết và có các biện pháp cải tiến điều chỉnh kịp thời trong thực thi chính sách, công việc;

- Cho phép thực hiện được các hoạt động để nâng cao chất lượng thực thi công việc của tổ chức và nhân viên.

Sự cần thiết

Thứ nhất, giúp cải tiến công tác lập kế hoạch, đặc biệt nhằm đảm bảo gắn kết các hoạt động công việc với các ưu tiên và các kết quả mong muốn, nhằm đạt được mục tiêu.

Thứ hai, thông qua áp dụng công tác xây dựng và quản thực thi ngân sách hướng vào kết quả, giúp thay đổi tư duy và thực tiễn trong quản tài chính.

Thứ ba, thông qua các thuật phân tích các vấn đề có liên quan đến các cấp theo chiều ngang và đến các cấp theo chiều dọc sẽ tăng cường được công tác phối hợp trong xây dựng và quản kế hoạch. Đồng thời giúp cho việc phân công thực thi nhiệm vụ được rõ ràng hơn giữa các cấp.

Thứ tư, giúp công tác quản và phát triển nguồn nhân lực theo hướng vị trí việc làm có hiệu quả hơn thông qua sự phân công nhiệm vụ cụ thể hơn, xác định rõ hơn các năng lực của nhân viên cần có để đạt kết quả. Mặt khác, giúp đánh giá chính xác nhu cầu đào tạo và phát triển năng lực...

Thứ năm, tăng cường tính công khai, tăng cường chất lượng công tác báo cáo cũng như các năng lực trong kiểm soát công việc và ra quyết định.

(Tài liệu tham khảo: Tài liệu bồi dưỡng công chức thực hiện công tác cải cách hành chính cấp tỉnh, Bộ Nội vụ)

Diệu Nhi