|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Lãi suất giới hạn 0 (Zero-Bound Interest) là gì? Mối liên hệ với chính sách tiền tệ

09:04 | 03/04/2020
Chia sẻ
Lãi suất giới hạn 0 (tiếng Anh: Zero-Bound Interest) liên quan đến việc lãi suất ngắn hạn có giới hạn lãi suất thấp nhất là 0% mà trong đó chính sách tiền tệ không được cho là có hiệu quả trong việc kích thích tăng trưởng kinh tế.
Lãi suất giới hạn 0 (Zero-Bound Interest) là gì? Mối liên hệ với chính sách tiền tệ - Ảnh 1.

Hình minh hoạ

Lãi suất giới hạn 0 (Zero-Bound Interest)

Khái niệm

Lãi suất giới hạn 0 trong tiếng Anh là Zero-Bound Interest.

Lãi suất giới hạn 0 liên quan đến việc lãi suất ngắn hạn có giới hạn lãi suất thấp nhất là 0% mà trong đó chính sách tiền tệ không được cho là có hiệu quả trong việc kích thích tăng trưởng kinh tế.

Mối liên hệ giữa Lãi suất giới hạn 0 và chính sách tiền tệ

Các giả định về lãi suất giới hạn 0 đã ngày càng nhiều lên trong những năm gần đây. Trong chính sách tiền tệ, việc tham chiếu đến mức lãi suất giới hạn 0 có nghĩa là ngân hàng trung ương không thể giảm lãi suất để khuyến khích tăng trưởng kinh tế. 

Khi lãi suất tiến gần đến mức giới hạn 0, hiệu quả của chính sách tiền tệ được giả định là sẽ giảm. Sự tồn tại của giới hạn 0 đóng vai trò như một sự ràng buộc đối với các ngân hàng trung ương đang cố gắng kích thích nền kinh tế.

Cho đến gần đây, người ta cho rằng các ngân hàng trung ương trong việc thiết lập lãi suất cho vay qua đêm, đã không có khả năng đẩy lãi suất danh nghĩa vượt quá giới hạn 0%, lãi suất cứ thế di chuyển vào miền âm. 

Nhưng, vào tháng 3/2020, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã hạ lãi suất quỹ liên bang xuống trong khoảng 0% - 0,25% để phản ứng với sự suy thoái kinh tế do đại dịch Covid-19. Lợi nhuận tính trên cả tín phiếu Kho bạc có thời gian đáo hạn là 1 tháng và 3 tháng giảm xuống dưới mức 0 vào ngày 25/3/2020, một tuần rưỡi sau đó, khi Cục Dự trữ Liên bang giảm lãi suất cơ bản xuống gần mức bằng 0, các nhà đầu tư đổ xô vào các khoản thu nhập có tính an toàn và cố định trong bối cảnh rối loạn thị trường chung. Đó là lần đầu tiên xảy ra trong hơn 4 năm qua, khi cả hai tín phiếu trên đều có lợi tức giảm xuống mức -0,002%.

Niềm tin vào sự kiềm chế này của chính phủ như một sự bất lợi đối với chính sách tiền tệ. Trước đó, điều này cũng đã từng xảy ra trong giai đoạn sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008. Sự phục hồi chậm chạp theo sau đó là các ngân hàng trung ương, bao gồm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (đầu năm 2008) và Ngân hàng Trung ương châu Âu, bắt đầu các chương trình nới lỏng định lượng (bắt đầu vào năm 2012), đưa lãi suất xuống mức thấp kỉ lục. ECB đã đưa ra chính sách lãi suất âm (phí cho tiền gửi) khi cho vay qua đêm trong năm 2014.

Chính sách lãi suất ở Nhật Bản cũng là minh chứng về lãi suất giới hạn 0 trong nhiều thập kỉ. Trong nhiều năm ở thập niên 1990, lãi suất do ngân hàng trung ương Nhật Bản đưa ra ở gần mức giới hạn 0, đây được coi như là một phần của chính sách lãi suất giới hạn 0 (ZIRP) khi nước này cố gắng phục hồi sau sự cố kinh tế và giảm mối đe dọa giảm phát. 

Kinh nghiệm của Nhật Bản là một bài học cho các thị trường phát triển khác. Ngân hàng trung ương Nhật Bản chuyển sang lãi suất âm trong năm 2016, bằng cách tính phí gửi ngân hàng để lưu trữ tiền qua đêm.

Ngoài khả năng áp đặt lãi suất âm trong điều kiện khắc nghiệt, các ngân hàng trung ương có thể chọn theo đuổi các biện pháp bất thường khác để kích thích nền kinh tế đạt được mục đích tương tự. 

Một nghiên cứu của Fed ở New York cho thấy khi lãi suất dao động gần mức giới hạn 0, kì vọng của người tham gia thị trường về lãi suất trong tương lai cũng như các hành động khác của ngân hàng trung ương như nới lỏng định lượng, mua trái phiếu trên thị trường mở và sự tương tác của các yếu tố thị trường tài chính khác, tạo ra "một tổng lớn hơn so với các hành động riêng lẻ".

Trong khi mục tiêu thúc đẩy quá mức tạo ra giới hạn 0 và theo đuổi các chính sách lãi suất âm là để kích thích việc cho vay và thúc đẩy nền kinh tế yếu kém, lãi suất âm có hại cho khả năng sinh lời của ngành ngân hàng và có khả năng gây mất niềm tin cho khách hàng.

(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)

Tường Vy

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.