|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Luật Dự trữ Liên bang 1913 (1913 Federal Reserve Act) là gì? Đặc điểm

11:30 | 31/03/2020
Chia sẻ
Luật Dự trữ Liên bang 1913 (tiếng Anh: 1913 Federal Reserve Act) được qui định theo luật pháp Mỹ vào năm 1913. Quốc hội Mỹ đã phát triển Luật Dự trữ Liên bang để thiết lập sự ổn định kinh tế tại Mỹ bằng cách giao quyền cho một ngân hàng trung ương giám sát chính sách tiền tệ.
Luật Dự trữ Liên bang 1913 (1913 Federal Reserve Act) là gì? Đặc điểm - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Therussophile.

Luật Dự trữ Liên bang 1913

Khái niệm

Luật Dự trữ Liên bang 1913 trong tiếng Anh là 1913 Federal Reserve Act.

Luật Dự trữ Liên bang 1913 được qui định theo luật pháp Mỹ vào năm 1913. Quốc hội Mỹ đã phát triển Luật Dự trữ Liên bang để thiết lập sự ổn định kinh tế tại Mỹ bằng cách giao quyền cho một ngân hàng trung ương giám sát chính sách tiền tệ.

Đặc điểm của Luật Dự trữ Liên bang 1913

Luật Dự trữ Liên bang 1913 đặt ra mục đích, cấu trúc và chức năng của Cục Dự trữ Liên bang. Quốc hội Mỹ có thể sửa đổi Luật Dự trữ Liên bang và đã thực hiện việc này nhiều lần.

Trước năm 1913, sự hoảng loạn tài chính thường xuyên xảy ra vì các nhà đầu tư không chắc chắn về sự an toàn của tiền gửi ngân hàng của họ. Các nhà tài chính tư nhân như J.P. Morgan, người đã cứu trợ chính phủ Liên bang vào năm 1895, thường cung cấp các khoản tín dụng để cung cấp sự ổn định trong lĩnh vực tài chính.

Luật Dự trữ Liên bang năm 1913, do Tổng thống Woodrow Wilson kí ban hành, đã cho phép 12 ngân hàng của Cục Dự trữ Liên bang in tiền để đảm bảo sự ổn định nền kinh tế. Hệ thống Dự trữ Liên bang đã tạo ra nhiệm vụ kép để tối đa hóa việc làm và giữ lạm phát ở mức thấp.

12 ngân hàng của Cục Dự trữ Liên bang, mỗi ngân hàng phụ trách một khu vực, đều ở Boston, New York, Philadelphia, Cleveland, Richmond, St. Louis, Atlanta, Chicago, Minneapolis, Kansas City, Dallas và San Francisco. Mỗi khu vực có một thống đốc được tổng thống đề cử và được Thượng viện Mỹ phê chuẩn lãnh đạo ngân hàng của khu vực đó, tất cả tạo thành Hội đồng Thống đốc. 

Mỗi thống đốc phục vụ một nhiệm kì 15 năm, và mỗi lần bổ nhiệm thống đốc sẽ bị kéo dài trong 2 năm để hạn chế quyền lực của tổng thống. Ngoài ra, luật pháp qui định rằng các cuộc bầu cử bổ nhiệm thống đốc cần phải có đại diện của tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế Mỹ.

Ngoài việc in tiền, Fed còn nhận được quyền điều chỉnh tỉ lệ chiết khấu và lãi suất quĩ của Fed, cùng với việc mua và bán trái phiếu Kho bạc. Tỉ lệ quĩ liên bang đối với lãi suất mà các tổ chức lưu kí cho vay duy trì lẫn nhau tại Cục Dự trữ liên bang qua đêm có ảnh hưởng lớn đến tín dụng khả dụng và lãi suất ở Mỹ, và là một biện pháp để đảm bảo rằng ngân hàng lớn nhất cũng không rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản.

Thông qua các công cụ tiền tệ, Cục Dự trữ Liên bang cố gắng làm dịu sự bùng nổ của chu kì kinh tế và duy trì đủ cơ sở tiền và tín dụng cho các mức sản xuất hiện tại.

Các ngân hàng trung ương trên toàn cầu sử dụng một công cụ được gọi là nới lỏng định lượng để mở rộng tín dụng tư nhân, giảm lãi suất, đồng thời tăng đầu tư và hoạt động thương mại. Nới lỏng định lượng chủ yếu được sử dụng để kích thích các nền kinh tế trong thời kì suy thoái khi tín dụng khan hiếm, chẳng hạn như trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008.

(Theo Investopedia)

Hoàng Vy

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.