|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Insourcing là gì? Đặc điểm và ví dụ

13:39 | 29/06/2020
Chia sẻ
Insourcing là việc giao hay ủy quyền một dự án cho một người hoặc bộ phận trong công ty thực hiện chứ không phải cho một bên thứ ba. Insourcing trái ngược với outsourcing hay thuê ngoài.
Insourcing là gì? Đặc điểm và ví dụ - Ảnh 1.

(Hình minh họa. Nguồn: Search Engine Journal).

Insourcing

Khái niệm

Insourcing là việc giao hay ủy quyền một dự án cho một người hoặc bộ phận trong công ty thực hiện chứ không phải cho một bên thứ ba. Insourcing trái ngược với outsourcing (thuê ngoài).

Đặc điểm Insourcing 

Trong thực tế, insourcing được sử dụng để mô tả một nhiệm vụ hoặc chức năng mà công ty có thể thuê ngoài (outsourcing) từ một bên thứ ba mà không cần sử dụng nguồn lực công ty.

Insourcing cung cấp cho các công ty quyền kiểm soát nhiều hơn đối với việc ra quyết định cũng như khả năng dịch chuyển nhanh hơn và chính xác hơn, đặc biệt là khi lĩnh vực của công ty được xem như một yếu tố quan trọng cho công việc.     

Kể từ những năm 1990, các công ty đã có xu hướng thuê ngoài ngày càng nhiều thay vì insourcing, nhằm tìm kiếm nguồn lao động rẻ hơn ở các quốc gia đang phát triển. Việc insourcing nhân viên của công ty sẽ tốn kém hơn việc công ty trả cho một bên thứ ba để thực hiện cùng một công việc, insourcing có thể tạo ra chi phí cao hơn.   

Insourcing cũng được sử dụng trong việc quyết định phân bổ nguồn lực cho một nhóm các nhiệm vụ trong công ty. Nếu một nhân viên có đủ điều kiện để thực hiện một dự án nếu được sử dụng sẽ có lợi hơn chuyển họ sang các dự án khác.  

Insourcing và Outsourcing

Insourcing cung cấp cho một số công ty lợi thế cạnh tranh nếu công ty đó có thể cung cấp dịch vụ khách hàng ưu việt hơn, nhất quán hơn bằng cách giữ các chức năng nội bộ, ngay cả khi chi phí có cao hơn một chút so với thuê ngoài (outsourcing).   

Đối với các dự án phức tạp, các công ty có thể nhận thấy rằng insourcing đòi hỏi ít thời gian và chi phí đào tạo hơn vì nhân viên công ty đã quen thuộc với hệ thống tổ chức, các sản phẩm, dịch vụ và văn hóa công ty.   

Outsourcing hay thuê ngoài liên quan đến việc thuê một công ty bên ngoài để thực hiện một nhiệm vụ, dự án hoặc chức năng của một tổ chức. 

Outsourcing bắt đầu phổ biến trong những năm 1990, khi nhiều doanh nghiệp tìm cách giảm chi phí bằng cách thuê các công ty bên ngoài để thực hiện các nhiệm vụ như quản lí nhân sự, dịch vụ khách hàng, sản xuất và tiếp thị.   

Với những cải tiến về truyền thông và chuỗi cung ứng toàn cầu, được thúc đẩy một phần nhờ sự phát triển của mạng internet, outsourcing đã trở thành một ngành công nghiệp tăng trưởng mạnh ở các nước đang phát triển nơi chi phí lao động vẫn còn thấp.    

Tuy nhiên, việc cho phép những người không phải là nhân viên công ty có quyền truy cập vào hệ thống, đặc biệt là các hệ thống hành chính nhân sự, có thể tạo ra rủi ro bảo mật. 

Ngay cả một công ty có khả năng quản lí an ninh mạng mạnh mẽ cũng có nguy cơ gia tăng rủi ro khi cho phép các nhân viên của một tổ chức thứ ba truy cập vào hệ thống của mình. 

Hơn nữa, sự khác biệt trong luật pháp quốc tế có thể tạo ra những thách thức liên quan đến việc soạn thảo các hợp đồng bảo vệ hoàn toàn công ty trong những trường hợp nhà cung cấp dịch vụ thuê ngoài không thực hiện như đã giao ước.    

Ví dụ về Insourcing

Ví dụ một công ty đồ ăn nhẹ lớn sắp ra mắt một thương hiệu kẹo mới. Công ty lên chiến lược thực hiện trong đó có một chiến dịch truyền thông mạng xã hội ra mắt sản phẩm mà họ hi vọng sẽ giúp thương hiệu của mình nối tiếng.   

Công ty này hiện có bộ phận tiếp thị riêng có kiến thức về sản phẩm và ngành để chạy chiến dịch. Bộ phận này đã thực hiện các chiến lược truyền thông mạng xã hội còn lại của công ty mặc dù họ chưa bao giờ thực sự ra mắt một sản phẩm mới trên phương tiện truyền thông xã hội. 

Câu hỏi ở đây là công ty này nên bàn giao dự án cho bộ phận tiếp thị (insourcing) của mình hay đi thuê ngoài (outsourcing)?   

Nếu bộ phận tiếp thị hiện đang có nhiều dự án khác đang thực hiện, công ty có thể quyết định thuê ngoài thực hiện chiến dịch truyền thông xã hội ra mắt thương hiệu kẹo mới. Đối với giai đoạn đầu, thuê ngoài có thể là lựa chọn đúng đắn khi bộ phận tiếp thị của công ty quá bận rộn.

Hơn nữa, sau khi chiến dịch bắt đầu chạy, công ty cũng có thể thay đổi quyết định sang insourcing bộ phận tiếp thị của mình khi các dự án khác đã xong xuôi.  

(Theo Investopedia)

Minh Hằng

NHNN cho vay nhiều nhất trong 7 năm trên kênh OMO, nâng lãi suất lên 4,25%
Ngày 23/4, NHNN đã có động thái nâng lãi suất và kỳ hạn và quy mô cho vay qua kênh OMO. Trong đó, tổng giá trị cho vay trong phiên đạt mức cao nhất trong vòng hơn 7 năm.