|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chuỗi cung ứng (Supply chain) là gì? Qui trình hoạt động cơ bản của chuỗi cung ứng

16:54 | 27/08/2019
Chia sẻ
Chuỗi cung ứng (tiếng Anh: supply chain) là hệ thống các công cụ để chuyển hóa nguyên liệu thô từ bán thành phẩm tới thành phẩm, chuyển tới người tiêu dùng thông qua hệ thống phân phối.
supply-chain

Ảnh minh họa (Nguồn: sourcingjournal.com)

Chuỗi cung ứng (Supply chain)

Chuỗi cung ứng trong tiếng Anh gọi là supply chain.

Theo định nghĩa của Hội đồng quản logistics của Hoa Kỳ, chuỗi cung ứng, hay còn gọi là dây chuyền cung ứng, là một chuỗi các mắt xích có vai trò mật thiết với nhau. Trong đó, mắt xích trước đóng vai trò là nhà cung cấp cho mắt xích sau nó, cung ứng từ nguyên vật liệu thô cho đến thành phẩm cuối cùng.

Giá trị của một sản phẩm sẽ gia tăng khi sản phẩm đó đi qua mỗi mắt xích của chuỗi. Quá trình này được gọi là "quá trình gia tăng giá trị cho sản phẩm. Nếu bất kì mắt xích nào trong chuỗi không tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm thì mắt xích đó sẽ bị loại khỏi chuỗi".

Như vậy, có thể hiểu chuỗi cung ứng là hệ thống các công cụ để chuyển hóa nguyên liệu thô từ bán thành phẩm tới thành phẩm, chuyển tới người tiêu dùng thông qua hệ thống phân phối.

Qui trình hoạt động cơ bản của chuỗi cung ứng

Hoạch định (planning)

Qui trình đầu tiên trong chuỗi cung ứng là lên kế hoạch và tổ chức hoạt động cho các giai đoạn còn lại trong cả chuỗi. Trong đó, có ba hoạt động chính chúng ta cần lưu ý:

Dự báo lượng cầu: Nhà sản xuất tìm hiểu và xác định nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường đối với sản phẩm để đưa ra mức sản xuất phù hợp, tránh tồn kho quá mức.

Định giá sản phẩm: dựa vào nhu cầu của thị trường và độ khan hiếm của sản phẩm trên thị trường, doanh nghiệp cân nhắc và đưa ra mức giá thích hợp cho sản phẩm.

Quản lưu kho: Việc này nhằm mục địch quản mức độ quản mức độ và số lương hàng tồn kho của doanh nghiệp. Mục tiêu chính của hoạt động này là làm giảm chi phí cho vệc lưu kho xuống mức tối thiểu, loại bỏ chi phí thừa trong giá thành sản phẩm cuối cùng.

Tìm kiếm nguồn hàng (sourcing)

Mục đích của hoạt động này nhằm giúp cho doanh nghiệp có thể so sánh được điểm mạnh hoặc điểm yếu của các nhà cung cấp khác nhau, từ đó làm cơ sở để chọn ra nhà cung cấp hoàn hảo nhất cho doanh nghiệp của mình.

Sản xuất (executing)

Sau khi đã xác định được nhà cung cấp phù hợp, doanh nghiệp bắt đầu thiết kế sản phẩm để đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng và lập ra qui trình sản xuất phù hợp nhất với sản phẩm.

Phân phối sản phẩm (distributing)

Quá trình cuối cùng trong chuỗi cung ứng là giai đoạn đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Doanh nghiệp cần tính toán sao cho các công đoạn lên đơn, giao hàng và trả hàng có thể diễn ra một cách thuận lợi và hàng hóa có thể đến tay người tiêu dùng nhanh nhất.

Nguồn: Giáo trình Logistics và vận tải quốc tế, NXB thông tin và truyền thông Hà Nội, 2009)

Ngọc Linh