|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Tiếp thị truyền thông mạng xã hội (Social Media Marketing) là gì?

17:23 | 20/05/2020
Chia sẻ
Tiếp thị truyền thông mạng xã hội (tiếng Anh: Social Media Marketing) là việc sử dụng trang web truyền thông và mạng xã hội để tiếp thị sản phẩm và dịch vụ của công ty.
Tiếp thị truyền thông mạng xã hội (Social Media Marketing) là gì? - Ảnh 1.

(Hình minh họa: Webkick)

Tiếp thị truyền trông mạng xã hội

Khái niệm

Tiếp thị truyền thông mạng xã hội trong tiếng Anh là Social Media Marketing, viết tắt là SMM.

Tiếp thị truyền thông mạng xã hội là việc sử dụng trang web truyền thông và mạng xã hội để tiếp thị sản phẩm và dịch vụ của công ty. 

Tiếp thị truyền thông mạng xã hội cung cấp cho các công ty một cách tiếp cận khách hàng mới, gắn kết với khách hàng hiện tại và quảng bá văn hóa, sứ mệnh hoặc bản sắc của họ. Còn được gọi là digital marketing hoặc e-marketing, tiếp thị truyền thông mạng xã hội có các công cụ phân tích dữ liệu được xây dựng có mục đích cho phép các nhà tiếp thị theo dõi những nỗ lực của họ gặt hái thành công như thế nào.

Ý nghĩa của tiếp thị truyền thông mạng xã hội

Các trang web truyền thông xã hội cho phép các nhà tiếp thị sử dụng một loạt các chiến thuật và sách lược để quảng bá nội dung và khiến mọi người tham gia vào. Nhiều mạng xã hội cho phép người dùng cung cấp thông tin địa lí, nhân khẩu học và thông tin cá nhân chi tiết. Điều này sẽ cho phép các nhà tiếp thị điều chỉnh thông điệp của họ theo những gì có khả năng cộng hưởng nhất với người tiêu dùng. 

Vì các đối tượng trên internet có thể được phân đoạn tốt hơn so với các kênh tiếp thị truyền thống, các công ty có thể đảm bảo rằng họ đang tập trung nguồn lực của mình vào đối tượng mà họ muốn nhắm đến.

Các chiến dịch tiếp thị truyền thông mạng xã hội có lợi thế là thu hút được nhiều đối tượng trong cùng một lúc. Ví dụ: chiến dịch có thể thu hút khách hàng hiện tại và tương lai, nhân viên, blogger, công chúng và các bên liên quan khác (như những người đánh giá bên thứ ba). Một số số liệu được sử dụng để đo lường sự thành công của chiến dịch tiếp thị truyền thông mạng xã hội bao gồm các báo cáo về trang web (như Google analytics), tỉ lệ hoàn vốn (bằng cách kết nối marketing với hoạt động bán hàng), tỉ lệ phản hồi của khách hàng (số lượng khách hàng đăng bài về công ty) và phạm vi tiếp cận/tính lan truyền (số lượng khách hàng chia sẻ nội dung). 

Một chiến lược chính được sử dụng trong tiếp thị truyền thông mạng xã hội là phát triển các thông điệp và nội dung mà người dùng cá nhân sẽ chia sẻ với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp của họ. Chiến lược này dựa trên sự truyền miệng và cung cấp một số lợi ích. 

Đầu tiên, nó tăng khả năng tiếp cận của thông điệp tới các mạng và người dùng rằng người quản lí truyền thông mạng xã hội có thể không truy cập được bằng cách khác. 

Thứ hai, nội dung được chia sẻ mang một sự chấp thuận ngầm khi được gửi bởi một người mà người nhận biết và tin tưởng. 

Chiến lược truyền thông mạng xã hội liên quan đến việc tạo ra nội dung bắt mắt, nó sẽ thu hút sự chú ý của người dùng và tăng khả năng họ sẽ thực hiện một hành động mong muốn, chẳng hạn như mua sản phẩm hoặc chia sẻ nội dung với người khác. Các nhà tiếp thị tạo ra nội dung hấp dẫn được thiết kế để lan truyền giữa những người dùng một cách nhanh chóng. Tiếp thị truyền thông mạng xã hội cũng nên khuyến khích khách hàng tạo và chia sẻ nội dung của riêng họ, chẳng hạn như đánh giá và nhận xét về sản phẩm. 

Một số hạn chế

Mặc dù tiếp thị truyền thông mạng xã hội có thể cung cấp các lợi ích, nó cũng có thể tạo ra những trở ngại mà công ty có thể không phải đối phó như với những kênh khác. Ví dụ: video lan truyền cho rằng sản phẩm của công ty khiến người tiêu dùng bị bệnh gây ra rắc rối cho công ty và họ phải xử lí, bất kể khiếu nại đó là đúng hay sai. Ngay cả khi một công ty có thể lên tiếng thanh minh, người tiêu dùng có thể ít mua hàng từ công ty trong tương lai. 

(Theo Investopedia)

Ích Y