|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Hiệp định GPA (Agreement on Government Procurement) là gì?

15:27 | 25/11/2019
Chia sẻ
Hiệp định GPA (tiếng Anh: Agreement on Government Procurement, viết tắt: GPA) là một thỏa thuận đa phương trong khuôn khổ của Tổ chức thương mại Thế giới WTO.
af166e4abc925ac992ebe9c4520de548

Hiệp định GPA (Agreement on Government Procurement) (Nguồn: acronymsandslang)

Hiệp định GPA (Agreement on Government Procurement)

Hiệp định GPA - danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Agreement on Government Procurement hoặc Goverment Procurement Agreement, viết tắt là GPA.

Hiệp định GPA hay còn gọi là Hiệp định mua sắm chính phủ, là một thỏa thuận đa phương của WTO, tuy nhiên không phải tất cả các thành viên WTO đều là thành viên tham gia Hiệp định này. 

Mục tiêu của hiệp định GPA là mở ra thị trường mua sắm chính phủ lẫn nhau giữa các nước tham gia. Từ kết quả của nhiều vòng đàm phán, các bên tham gia hiệp định GPA đã mở các hoạt động mua sắm trị giá lên đến khoảng 1.700 tỉ USD hàng năm để cạnh tranh quốc tế. (Theo The World Trade Organization - WTO)

Xác định giá gói thầu theo hiệp định GPA

1. Việc xác định giá trị cần tính toán tất cả các khoản phải trả, bao gồm tất cả các khoản như phí bảo hiểm, lệ phí, hoa hồng, và tiền lãi.

2. Chủ đầu tư không được lựa chọn cách thức xác định giá gói thầu hoặc không được chia nhỏ gói thầu, để nhằm mục đích tránh áp dụng Hiệp định GPA.

3. Nếu hoạt động mua sắm độc lập dẫn tới việc kết nhiều hơn một hợp đồng, hoặc dẫn đến các hợp đồng được trao cho các nhà thầu theo nhiều phần riêng biệt, cơ sở để xác định giá gói thầu được thực hiện theo một trong hai cách sau :

a) Giá trị thực tế của hợp đồng mua sắm thường xuyên tương tự được kết trong năm tài chính trước đó hoặc được điều chỉnh sau 12 tháng, khi có thể, để tiên liệu những thay đổi về số lượng hoặc giá trị trong 12 tháng tiếp theo;

b) Giá trị ước tính của hợp đồng mua sắm thường xuyên trong năm tài chính hoặc 12 tháng tiếp theo kể từ hợp đồng gốc ban đầu.

4. Trong trường hợp gói thầu thuê hoặc thuê mua hàng hóa, dịch vụ, hoặc gói thầu mà không xác định rõ tổng giá gói thầu, cơ sở tính toán giá gói thầu sẽ là:

a) Trường hợp hợp đồng đối với gói thầu cố định về thời gian, nếu thời gian thực hiện hợp đồng từ 12 tháng trở xuống, giá gói thầu là tổng giá trị hợp đồng cho toàn bộ thời gian hợp đồng, hoặc nếu thời gian thực hiện hợp đồng lớn hơn 12 tháng, giá gói thầu là tổng giá trị hợp đồng bao gồm giá trị còn lại ước tính của hàng hóa, dịch vụ;

b) Trường hợp hợp đồng đối với gói thầu không xác định thời hạn, giá gói thầu bằng giá trị thanh toán hàng tháng nhân với 48.

Trường hợp có nghi ngờ rằng hợp đồng này là hợp đồng cố định về thời gian thì áp dụng cách thức xác định giá gói thầu thứ hai.

5. Trường hợp trong gói thầu nêu rõ khả năng có thể mua thêm, cơ sở xác định giá gói thầu là tổng giá trị của hoạt động mua sắm tối đa cho phép, bao gồm cả hoạt động có thể mua thêm. (Theo Agreement on Government Procurement - GPA, VCCI)

K.H