|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Diễn đàn khu vực ASEAN (ASEAN Regional Forum - ARF) là gì?

11:37 | 25/11/2019
Chia sẻ
Diễn đàn khu vực ASEAN (tiếng Anh: ASEAN Regional Forum, viết tắt: ARF) bao gồm 27 quốc gia có cùng mối quan tâm đến an ninh khu vực châu Á Thái Bình Dương.

af166e4abc925ac992ebe9c4520de548

Diễn đàn khu vực ASEAN (ASEAN Regional Forum - ARF) (Nguồn: YKMM48)

Diễn đàn khu vực ASEAN (ASEAN Regional Forum - ARF)

Diễn đàn khu vực ASEAN - danh từ, trong tiếng Anh được gọi là ASEAN Regional Forum, viết tắt là ARF.

Để đảm bảo môi trường hoà bình, ổn định cho phát triển trong bối cảnh mới ở khu vực và trên thế giới, tháng 7/1993 các nước ASEAN quyết định thành lập Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF).

ARF lần đầu tiên có sự tham gia của 18 nước trong và ngoài khu vực để bàn về vấn đề an ninh khu vực (gồm 6 nước ASEAN, Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Nga, Canada, Liên minh châu Âu EU, Australia, New Zealand, Việt Nam, Lào, Hàn Quốc và Papua New Guinea). (Theo Asean Regional Forum)

Các hoạt động của Việt Nam trong ARF

Tháng 7/1994, Việt Nam được mời tham dự cuộc họp đầu tiên của Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và trở thành một trong những thành viên sáng lập của Diễn đàn này.

Tiếp theo đó, từ tháng 7/2000 - 7/2001, Việt Nam đã hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch Ủy ban thường trực ASEAN (ASC) khóa 34 và ARF. Tổ chức và chủ trì thành công Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 34 (AMM 34) và diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 8 (ARF 8).

Trong năm Việt Nam làm chủ tịch, ASEAN và ARF đã đạt được những kết quả quan trọng, tiếp tục phát triển đúng hướng, phù hợp với lợi ích của từng nước ASEAN và lợi ích của cả khu vực.

Trong năm Việt Nam làm Chủ tịch ARF, tiến trình ARF tiếp tục tiến triển với việc thông qua một số tài liệu quan trọng như Tài liệu qui định về chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch ARF, Tài liệu về qui chế đăng kí chuyên gia ARF và Tài liệu về khái niệm và nguyên tắc của ngoại giao phòng ngừa. 

Các lĩnh vực Hợp tác trong ASEAN đã được tăng cường qua việc đẩy mạnh thực hiện Chương trình Hành động Hà Nội, thông qua Tuyên bố Hà Nội về thu hẹp khoảng cách phát triển; triển khai Sáng kiến liên kết ASEAN (IAI) nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển, hỗ trợ thành viên mới hội nhập khu vực. 

Nhiều quyết định quan trọng và thiết thực đối với Hiệp hội cũng đã được triển khai trong thời gian Việt Nam đảm đương chức Chủ tịch như lập đường dây nóng ở các cấp lãnh đạo ASEAN, cải tiến hình thức, lề lối làm việc để ASEAN hoạt động thực chất và hiệu quả hơn. (Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ)

K.H