Hội nghị AMM (ASEAN Ministerial Meeting) là gì?
Hội nghị AMM (ASEAN Ministerial Meeting) (Nguồn: U.S. MISSION TO ASEAN)
Hội nghị AMM (ASEAN Ministerial Meeting)
Hội nghị AMM - danh từ, trong tiếng Anh được gọi là ASEAN Ministerial Meeting, viết tắt là AMM.
Hội nghị AMM hay còn được gọi là Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1967 tại Bangkok, Thailand. Hội nghị AMM chịu trách nhiệm về hợp tác an ninh chính trị và quan hệ đối ngoại trong ASEAN.
Hội nghị AMM được hỗ trợ bởi Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN (ASEAN SOM). Các bộ trưởng ngoại giao ASEAN họp ít nhất ba lần một năm cho các nội dung của AMM bên lề Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York.
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN có thể được triệu tập khi cần thiết hoặc kết hợp với Hội nghị cấp cao ASEAN. (Nguồn: Association of Southeast Asian Nations - ASEAN)
Hội nghị AMM lần thứ 51
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 51 (AMM 51) là hội nghị AMM mới nhất, được tổ chức vào ngày 02/8/2018 tại Singapore. Tại hội nghị AMM 51, Việt Nam đã đưa ra các quan điểm và cách tiếp cận phù hợp với chiều hướng quan tâm chung tại Hội nghị, nhận được sự chia sẻ và ủng hộ tích cực từ các nước.
Hội nghị AMM 51 diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến mới, kết quả được thể hiện trên một số điểm sau:
- ASEAN đạt nhiều kết quả quan trọng trong triển khai chủ đề '"Tự cường và sáng tạo". Các nước ASEAN nhấn mạnh tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế - phát triển cả trong nội khối cũng như với các đối tác; tập trung đẩy mạnh kết nối khu vực, phát triển bền vững.
- ASEAN và các đối tác đạt nhất trí cao về cam kết ủng hộ và thúc đẩy hệ thống đa phương quốc tế dựa trên luật lệ, duy trì đà liên kết kinh tế, tự do hóa thương mại và đầu tư trong bối cảnh xu thế bảo hộ và chống toàn cầu hóa gia tăng.
Hầu hết các đối tác đều chia sẻ với ASEAN tầm quan trọng của việc duy trì trật tự dựa trên luật lệ, tôn trọng luật pháp quốc tế, ủng hộ vai trò của các thể chế đa phương, quan tâm thúc đẩy khả năng xem xét đàm phán một số FTA mới như với Canada hoặc khôi phục đàm phán FTA trước đây gặp khó khăn như với EU.
- ASEAN nhất trí cần xây dựng cách tiếp cận chủ động đối với các sáng kiến/đề xuất hợp tác mới được đưa ra ở khu vực. Các đối tác hoan nghênh cách tiếp cận nói trên của ASEAN, tiếp tục mong muốn ASEAN đóng vai trò trung tâm trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. (Tham khảo: Báo Điện tử của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam)