|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Hiệp định EVFTA (European-Vietnam Free Trade Agreement) là gì?

15:02 | 25/11/2019
Chia sẻ
Hiệp định EVFTA (tiếng Anh: European-Vietnam Free Trade Agreement, viết tắt: EVFTA) là một thỏa thuận được kí kết giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU.
af166e4abc925ac992ebe9c4520de548

Hiệp định EVFTA (European-Vietnam Free Trade Agreement) (Nguồn: vinanet)

Hiệp định EVFTA (European-Vietnam Free Trade Agreement)

Hiệp định EVFTA - danh từ, trong tiếng Anh được gọi là European-Vietnam Free Trade Agreement, viết tắt là EVFTA.

Hiệp định EVFTA hay còn được gọi là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU, là thỏa thuận được kết giữa 28 nước thành viên liên minh châu Âu và Việt Nam. 

Không chỉ loại bỏ hơn 99% thuế hải quan đối với hàng hóa, hiệp định còn mở cửa thị trường dịch vụ của Việt Nam cho các công ty EU và tăng cường bảo vệ các khoản đầu tư của EU vào Việt Nam. 

Theo số liệu của Ủy ban châu Âu, FTA có thể thúc đẩy nền kinh tế bùng nổ của Việt Nam lên tới 15% GDP, giúp tỉ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu tăng hơn một phần ba. Đối với EU, thỏa thuận này là bước đệm quan trọng cho một thỏa thuận thương mại lớn hơn với các quốc gia ASEAN. (Theo European Parliament)

Cùng với Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA), hiệp định EVFTA được kết vào 30/6/2019. Sau khi kết, hai Hiệp định sẽ phải trải qua quá trình phê chuẩn nội bộ ở EU và Việt Nam để có thể chính thức có hiệu lực với hai Bên. (Theo VCCI)

Một số nội dung của hiệp định EVFTA

Thương mại hàng hóa

Đối với xuất khẩu, ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. 

Sau 07 năm, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. 

Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.

Đối với hàng xuất khẩu của EU, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế (chiếm 64,5% kim ngạch nhập khẩu). 

Sau 7 năm, 91,8% số dòng thuế tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu từ EU được Việt Nam xóa bỏ thuế nhập khẩu. 

Sau 10 năm, mức xóa bỏ thuế quan là khoảng 98,3% số dòng thuế (chiếm 99,8% kim ngạch nhập khẩu). Đối với khoảng 1,7% số dòng thuế còn lại của EU, Việt Nam áp dụng lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu dài hơn 10 năm hoặc áp dụng hạn ngạch thuế quan theo cam kết WTO.

Thương mại dịch vụ và đầu tư

Cam kết của Việt Nam và EU về thương mại dịch vụ đầu tư nhằm tạo ra một môi trường đầu tư cởi mở, thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp hai bên. 

Mua sắm của Chính phủ

Việt Nam và EU thống nhất các nội dung tương đương với Hiệp định GPA của WTO. Với một số nghĩa vụ như đấu thầu qua mạng, thiết lập cổng thông tin điện tử để đăng tải thông tin đấu thầu,... Việt Nam có lộ trình để thực hiện. EU cũng cam kết dành hỗ trợ kĩ thuật cho Việt Nam để thực thi các nghĩa vụ này.

Sở hữu trí tuệ

Cam kết về sở hữu trí tuệ gồm cam kết về bản quyền, phát minh, sáng chế, cam kết liên quan tới dược phẩm và chỉ dẫn địa ,... Về cơ bản, các cam kết về sở hữu trí tuệ của Việt Nam là phù hợp với quiđịnh của pháp luật hiện hành.

Các nội dung khác 

Hiệp định EVFTA cũng bao gồm các Chương liên quan tới cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, pháp - thể chế. Các nội dung này phù hợp với hệ thống pháp luật của Việt Nam, tạo khuôn khổ pháp để hai bên tăng cường hợp tác, thúc đẩy sự phát triển của thương mại và đầu tư giữa hai Bên. (Theo EVFTA, Bộ Công Thương)

K.H

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.