|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Hiến chương ASEAN (ASEAN Charter) là gì?

14:24 | 25/11/2019
Chia sẻ
Hiến chương ASEAN (tiếng Anh: ASEAN Charter) là một thỏa thuận ràng buộc về pháp lí giữa các quốc gia thành viên của ASEAN.
af166e4abc925ac992ebe9c4520de548

Hiến chương ASEAN (ASEAN Charter) (Nguồn: localbooks)

Hiến chương ASEAN (ASEAN Charter)

Hiến chương ASEAN - danh từ, trong tiếng Anh được gọi là ASEAN Charter.

Hiến chương ASEAN là một thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp giữa các quốc gia thành viên ASEAN, được đăng với Ban thư của Liên hợp quốc, theo Điều 102, Khoản 1 của Hiến chương Liên hợp quốc.

Hiến chương ASEAN đóng vai trò là nền tảng vững chắc trong việc đạt được các mục tiêu của Cộng đồng ASEAN bằng cách cung cấp các tư cách pháp và khung thể chế cho ASEAN. Hiến chương ASEAN cũng mã hóa các qui tắc và giá trị, đặt mục tiêu rõ ràng cho ASEAN, về trách nhiệm và nghĩa vụ tuân thủ của các quốc gia thành viên.

Hiến chương ASEAN có hiệu lực vào ngày 15/12/2008 trong Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) được tổ chức tại Jakarta, Indonesia. (Theo Association of Southeast Asian Nations - ASEAN)

Các nguyên tắc của hiến chương ASEAN

1. Để đạt được các mục tiêu chung, ASEAN và các Quốc gia thành viên tái khẳng định và tuân thủ các nguyên tắc cơ bản đã được nêu trong các tuyên bố, hiệp định, điều ước, thỏa ước, hiệp ước và các văn kiện khác của ASEAN.

2. ASEAN và các Quốc gia thành viên sẽ hoạt động theo các Nguyên tắc dưới đây:

- Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các Quốc gia thành viên;

- Cùng cam kết và chia sẻ trách nhiệm tập thể trong việc thúc đẩy hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực; 

- Không xâm lược, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay các hành động khác dưới bất hình thức nào trái với luật pháp quốc tế;

- Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; 

- Không can thiệp vào công việc nội bộ của các Quốc gia thành viên ASEAN; 

- Tôn trọng quyền của các Quốc gia thành viên được quyết định vận mệnh của mình mà không có sự can thiệp, lật đổ và áp đặt từ bên ngoài; 

- Tăng cường tham vấn về các vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của ASEAN;

- Tuân thủ pháp quyền, quản trị tốt, các nguyên tắc của nền dân chủ và chính phủ hợp hiến;

- Tôn trọng các quyền tự do cơ bản, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, và công bằng xã hội; 

- Đề cao Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế bao gồm cả luật nhân đạo quốc tế mà các Quốc gia thành viên đã tham gia;

- Không tham gia vào bất một chính sách hay hoạt động nào, kể cả việc sử dụng lãnh thổ của một nước, do bất một Quốc gia thành viên ASEAN hay ngoài ASEAN hoặc đối tượng không phải là quốc gia tiến hành, đe dọa đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay sự ổn định chính trị và kinh tế của các Quốc gia thành viên ASEAN;

- Tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo của người dân ASEAN, đồng thời nhấn mạnh những giá trị chung trên tinh thần thống nhất trong đa dạng;

- Giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN trong các quan hệ về chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội với bên ngoài, đồng thời vẫn duy trì tính chủ động, hướng ra bên ngoài, thu nạp và không phân biệt đối xử;

- Tuân thủ các nguyên tắc thương mại đa biên và các cơ chế dựa trên luật lệ của ASEAN nhằm triển khai có hiệu quả các cam kết kinh tế, và giảm dần, tiến tới loại bỏ hoàn toàn các rào cản đối với liên kết kinh tế khu vực, trong một nền kinh tế do thị trường thúc đẩy. (Theo The ASEAN Charter, Vụ Thông Tin Báo Chí - Bộ Ngoại Giao)

K.H

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.