Hệ thống tiền tệ quốc tế (International Monetary System) là gì?
Hình minh họa (Nguồn: Thread Reader)
Hệ thống tiền tệ quốc tế (International Monetary System)
Khái niệm
Hệ thống tiền tệ quốc tế trong tiếng Anh gọi là International Monetary System.
Hệ thống tiền tệ quốc tế là một loạt các nguyên tắc, qui định, các công cụ và các tổ chức để cho việc thanh toán quốc tế có hiệu quả.
Phân loại
Hệ thống tiền tệ quốc tế có thể được phân chia theo chế độ tỉ giá hoặc theo cách xác định tài sản dự trữ quốc tế. Theo chế độ tỉ giá có hệ thống tiền tệ quốc tế theo chế độ tỉ giá cố định và theo chế độ tỉ giá thả nổi.
Phân loại theo cách xác định tài sản dự trữ tế chúng ta có hệ thống tiền tệ theo chế độ bản vị vàng (vàng là tài sản dự trữ quốc tế duy nhất), hệ thống tiền tệ theo chế độ bản vị của một đồng tiền quốc gia (ví dụ như bản vị đồng đôla).
Trong thực tế, thường có những sự kết hợp khác nhau trong cách phân loại trên.
Ví dụ: Hệ thống tiền tệ theo chế độ bản vị vàng là hệ thống tỉ giá cố định. Nhưng cũng có hệ thống tỉ giá cố định mà không có sự liên hệ với vàng. Trong chế độ này, dự trữ quốc tế là một số đồng tiền quốc gia (chẳng hạn như đôla Mỹ) không được chuyển đổi ra vàng.
Hệ thống tiền tệ quốc tế tốt là một hệ thống mà tối đa hóa được các quan hệ thương mại và đầu tư quốc tế, đảm bảo sự cân bằng về lợi ích của các quốc gia do thương mại và đầu tư quốc tế đem lại.
Hệ thống tiền tệ quốc tế hiện tại và tương lai
Từ tháng 3/1973, thế giới đã hoạt động dưới hệ thống thả nổi có quản lí. Đó là sự kết hợp giữa hệ thống tỉ giả cổ định với tỉ giá linh hoạt. Đồng tiền của các nước có nền kinh tế mạnh được sử dụng như đồng tiền quốc tế (USD, DM, JPY...) đặc biệt là USD.
Nhiều nước gắn giá trị đồng tiền của mình với các đồng tiền khác. Một số nước gắn đồng tiền của mình với đôla Mỹ. Một điểm quan trọng của hệ thống tiền tệ hiện nay là việc không nhấn mạnh đến vàng trong các giao dịch tài chính quốc tế.
Năm 1979 hệ thống tiền tệ châu Âu được thành lập với kế hoạch tạo ra một đồng tiền chung châu Âu (ECU) và Ngân hàng Trung ương châu Âu vào năm 1997 hoặc 1999.
Ngày 1998 các nước trong khối liên minh tiền tệ và kinh tế châu Âu đã chính thức cho ra đời đồng EURO - đồng tiền chung của một số nước châu Âu. Một số quốc gia đã cam kế đưa đồng EURO thành đồng tiền chính thức của nước mình.
Việc đưa đồng EURO vào thực tế được thực hiện theo hai thời kì khác nhau:
Từ ngày 1/1/1999 đến 31/12/2001 là giai đoạn đầu thời kì quá độ. Trong thời kì này những người sống trong các nước có sử dụng đồng EURO có quyền lựa chọn quyền sử dụng đồng EURO hay không theo nguyên tắc không bắt buộc, không cấm.
Từ ngày 1/1/2002, tiền EURO giấy và xu trở thành tiền chính thức hợp pháp và được lưu hành song song với đồng tiền cũ của các quốc gia trong một thời gian. Những đồng tiền riêng của các quốc gia dần được thu hồi cho đến ngày 1/7/2002.
Từ khi ra đời, đồng EURO đã dần trở thành đồng tiền quốc tế mạnh, là một đối thủ cạnh tranh của đồng đôla Mỹ, được sử dụng ngày càng rộng rãi trong các giao dịch tài chính quốc tế.
Một số nước Châu Á cũng có mong muốn hình thành một động tiền chung trong khu vực nhưng chưa đủ điều kiện để thực hiện.
(Tài liệu tham khảo, Giáo trình Tiền tệ ngân hàng, Học viện Ngân hàng, NXB Lao Động)
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/