Hệ thống chính trị (Political system) là gì? Phân loại
Hình minh hoạ (Nguồn: history)
Hệ thống chính trị
Khái niệm
Hệ thống chính trị trong tiếng Anh được gọi là political system.
Hệ thống chính trị bao gồm những cấu trúc, các quá trình và những hoạt động mà dựa vào đó các dân tộc có quyền tự quyết.
Chẳng hạn hệ thống chính trị ở Nhật Bản có đặc trưng là thủ tướng được bầu cử bới Quốc hội và Chính phủ được điều hành bởi nội các bao gồm các Bộ trưởng.
Phân loại hệ thống chính trị
- Chế độ dân chủ: Chế độ dân chủ là hệ thống chính trị mà ở đó những người đứng đầu chính phủ được bầu cử trực tiếp bởi người dân hoặc những đại cử tri.
Với những cản trở như dân số quá đông, sự xa cách về không gian cũng như thời gian mà khả năng tham gia của người dân vào chính trị bị hạn chế, cho nên nền dân chủ "thuần túy" chỉ là lí tưởng.
Trên thực tế, nhiều quốc gia đã lựa chọn một nền dân chủ đại nghị, có nghĩa là những công dân giới thiệu những cá nhân đại diện cho họ để thực hiện những quan điểm chính trị cũng như nhu cầu về chính trị của họ.
Tất cả những nền dân chủ đại nghị thỏa mãn 5 quyền tự quyết:
+ Quyền phát ngôn: Quyền tự do phát ngôn cho phép người ta có quyền bày tỏ quan điểm một cách tự do và không sợ bị trừng phạt.
+ Bầu cử theo nhiệm kì: Mỗi người được bầu ra phục vụ trong một thời gian nhất định.
+ Quyền của các dân tộc thiểu số: Nền dân chủ cố gắng duy trì hòa bình giữa các nhóm người khác nhau về văn hóa, tôn giáo và màu da.
+ Quyền sở hữu và quyền công dân: Quyền sở hữu là những đặc quyền và trách nhiệm về tài sản. Quyền công dân bao gồm quyền tự do ngôn luận, quyền tự do chính trị, quyền được đối xử công bằng.
+ Quyền tự quyết: là một quyền của chính phủ thực thi những đạo luật đã được thông qua.
- Chế độ chuyên chế
Trong chế độ chuyên chế, cá nhân thống trị xã hội mà không cần sự ủng hộ của dân chúng. Chính phủ kiểm soát mọi hoạt động trong cuộc sống của dân chúng và những người đứng đầu chế độ loại trừ mọi quan điểm đối lập.
Chính quyền của chế độ chuyên chế có xu hướng chia thành 3 điểm:
+ Có quyền lực thông qua áp đặt: Một cá nhân hoặc tổ chức tạo dựng hệ thống chính trị mà không cần sự chấp thuận tuyệt đối của người dân.
+ Thiếu sự đảm bảo từ hiến pháp: Họ hạn chế, lạm dụng, loại bỏ ngay lập tức những định chế quyền tự do ngôn luận, bầu cử định kì, quyền sở hữu, quyền được bảo đảm của công dân và quyền của các dân tộc thiểu số.
+ Sự tham gia hạn chế: Những người làm chính trị được giới hạn hoặc trong những đảng hoặc thông qua áp đặt.
(Tài liệu tham khảo: Kinh doanh quốc tế, Trung tâm đào tạo từ xa, ĐH Kinh tế Quốc dân)
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/