Hành vi đạo lí (Ethical behavior) là gì? Vấn đề về đạo lí
Hình minh hoạ (Nguồn: businessmagazinegainesville)
Hành vi đạo lí
Khái niệm
Hành vi đạo lí trong tiếng Anh được gọi là ethical behavior.
Hành vi đạo lí là hành vi cá nhân phù hợp với các nguyên tắc hoặc chuẩn mực của cách ứng xử đúng hoặc đạo đức.
Tình trạng khó xử về đạo lí không phải là những vấn để có tính pháp lí. Khi một bộ luật tồn tại để dẫn dắt một nhà quản trị đi tới một hoạt động đúng luật, thì đường đi đúng luật nhất thiết phải được tuân thủ.
Tuy nhiên, trong những tình huống khó xử về đạo lí thì không thể kết luận rằng các quyết định đưa ra là đúng hay sai, mà chỉ có các giải pháp khác nhau để lựa chọn. Có thể các giải pháp đó đều có giá trị như nhau tùy vào cách nhìn nhận của mỗi người.
Vấn đề về đạo lí
Các vấn đề về đạo lí thường phát sinh khi các nhà quản trị tìm cách tuân theo lề lối quản lí sở tại, hoặc du nhập cách thức quản lí áp dụng ở chính quốc.
- Một số quan điểm thì viện dẫn câu châm ngôn "Khi ở Rome thì hãy cư xử như người Roman". Tuy nhiên, triết lí này thường dẫn đến những rắc rối khi các công ty quốc tế lớn ở các quốc gia phát triển tiến hành kinh doanh ở các quốc gia đang phát triển.
Một trường hợp do các nhóm nhân quyền lao động công bố sau khi điều tra những lời buộc tội về tình trạng ngược đãi cá nhân ở một trong số các nhà máy của hãng Nike ở Việt Nam.
Theo báo cáo thì có 12 trong số 56 công nhân nữ bị ngất xỉu khi họ bị một giám sát viên bắt chạy quanh nhà máy để trừng phạt vì tội không đi giày theo qui định. Hãng Nike xác nhận điều này và đã đình chỉ công việc của giám sát viên đó, đồng thời đưa ra các biện pháp áp dụng những tập quán phù hợp hơn như phạt tiền....
- Một quan điểm khác thì cho rằng các chính sách của nước chủ nhà cần được áp dụng bất kể công ty hoạt động ở đâu. Tuy nhiên, chính sách này cũng có thể làm phát sinh các vấn đề đạo lí.
Giai đoạn đầu thì tập quán của nước đầu tư tỏ ra thắng thế, ví dụ, năm 1996 tại một nhà máy của hãng Mitsubishi Motors ở Normal, Illinois chấp hành các qui định theo kiểu Nhật Bản.
Nhưng sau đó, 30 phụ nữ đã đệ đơn kiện lên toà án dân sự với lời buộc tội rằng các nhà quản trị nhà máy đã tạo ra môi trường thuận lợi đối với các hành vi quấy rối tình dục khi họ không trừng phạt các hành vi xâm phạm.
Uỷ ban về cơ hội việc làm cũng đệ đơn kiện và hãng Mitsitubishi cuối cùng đã phải tổ chức điều tra về những lời buộc tội đối với chính sách quản trị nhân lực của hãng.
Một số chuyên gia cho rằng những sự khác biệt về văn hoá và những tập quán du nhập từ Nhật Bản được Mitsubishi áp dụng ở Mỹ có thể đã góp phần tới tình trạng quấy rối tình dục tại nhà máy ở Normal.
(Tài liệu tham khảo: Kinh doanh quốc tế, Trung tâm đào tạo từ xa, ĐH Kinh tế Quốc dân)