Môi trường kinh doanh quốc tế là gì? Các yếu tố ảnh hưởng
Hình minh hoạ (Nguồn: lpin)
Môi trường kinh doanh quốc tế
Khái niệm
Môi trường kinh doanh quốc tế tạm dịch sang tiếng Anh là international business environment.
Môi trường kinh doanh quốc tế là các yếu tố bên ngoài của tất cả các môi trường kinh doanh quốc gia có liên quan đến hoạt động của công ty.
Các định chế quốc tế và quá trình quốc tế hóa đang giúp cho việc định hình hoạt động kinh doanh quốc tế. Trong môi trường kinh doanh quốc tế, hoạt động của người tiêu dùng, công nhân, tổ chức tài chính và chính phủ ở những nước khác nhau sẽ có xu hướng hội tụ lại.
Do vậy, môi trường quốc tế liên kết các môi trường kinh doanh ở các quốc gia trên thế giới với nhau và trở thành đường dẫn theo đó các yếu tố bên ngoài ở một nước ảnh hưởng tới các công ty ở những nước khác.
Năm nhóm ảnh hưởng:
Thông tin, vốn, con người và sản phẩm là tất cả nhưng yếu tố vận động trong môi trường kinh doanh quốc tế. Có năm nhóm chủ thể tương ứng với sự vận động của các yếu tố đó, bao gồm:
- Người tiêu dùng trên khắp thế giới đang bắt đầu có xu hướng tạo ra những mong muốn và nhu cầu tương tự nhau, đặc biệt đối với những loại sản phẩm như máy tính cá nhân, máy nghe nhạc, âm nhạc và phim ảnh.
Hơn nữa, họ ngày càng hiểu biết hơn về giá trị của các sản phẩm sẵn có trên thị trường toàn cầu.
Hiện nay, những sản phẩm như vậy có thể mua được trực tiếp từ các nhà sản xuất hoặc những công ty bán lẻ thông qua hệ thống WWW và giao hàng bằng phương thức điện tử hoặc bằng các phương thức thông thường, bất kể các bên tham gia giao dịch nằm ở đâu trên thế giới.
- Công nhân sẽ được phân bổ lại khi cơ hội về việc làm trong nước giảm sút. Việc thành lập các khu vực mậu dịch tự do (như European Union - EU) có thể thúc đẩy sự di chuyển của công nhân giữa các quốc gia thành viên.
- Các công ty bán hàng hóa và dịch vụ trên khắp thế giới và tìm kiếm vốn đầu tư trên các thị trường tài chính quốc tế. Các công ty đa quốc gia di chuyển công nhân, thông tin và vốn giữa các chi nhánh của mình và cạnh tranh trực diện trên các thị trường.
- Chính phủ mua sắm các sản phẩm từ các nhà cung cấp quốc tế để đạt được các mục tiêu xã hội, kinh tế và quân sự. Chính phủ còn điều tiết dòng vận động quốc tế của văn hóa, lao động, thông tin và vốn.
Trong khi nền kinh tế toàn cầu có được lợi ích từ việc thực thi các đạo luật bảo vệ người tiêu dùng và môi trường, thì cũng chính lợi ích của nền kinh tế thế giới có thể bị tổn hại bởi các đạo luật gây trở ngại với các hoạt động thương mại đầu tư.
- Các tổ chức tài chính đóng vai trò quan trọng trong môi trường kinh doanh quốc tế. Trước hết, các tổ chức đó cung cấp các công ty nguồn vốn bằng đồng tiền của các nước khác để thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu cần thiết.
Các tổ chức đó còn thay mặt các công ty để mua các đồng tiền của các quốc gia khác khi các nhà quản trị muốn giảm rủi ro trong giao dịch quốc tế.
Cuối cùng, các tổ chức tài chính giúp cho các công ty tạo lập nguồn vốn và đầu tư lượng tiền nhàn rỗi vào các thị trường tài chính thế giới.
(Tài liệu tham khảo: Kinh doanh quốc tế, Trung tâm đào tạo từ xa, ĐH Kinh tế Quốc dân)
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/