|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Vận tải đa phương thức (Multimodal Transport) là gì?

10:32 | 13/09/2019
Chia sẻ
Vận tải đa phương thức (tiếng Anh: Multimodal Transport) là việc chuyên chở hàng hóa từ nơi này đến nơi khác bằng ít nhất hai phương tiện trở lên.
20180930173649891

Hình minh họa (Nguồn: AVC logistics)

Vận tải đa phương thức (Multimodal Transport)

Vận tải đa phương thức - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Multimodal Transport.

Vận tải đa phương thức là việc chuyên chở hàng hóa từ nơi này đến nơi khác bằng ít nhất từ hai phương thức vận tải trở lên.

Vận tải đa phương thức có thể có nhiều tên gọi khác nhau, ví dụ:

- Vận tải đa phương thức (Multimodal Transport).

- Vận tải liên hợp (Combined Transport).

- Vận tải hỗn hợp (Inter - Modal Transport). (Theo Giáo trình Thanh toán quốc tế, NXB Thống kê)

Nội dung vận tải đa phương thức

Trong vận tải đa phương thức, hàng hóa được vận chuyển từ nơi đi đầu tiên tới nơi đến cuối cùng bằng nhiều phương tiện, nhiều loại hình vận tải qua nhiều chặng đường khác nhau với sự tham gia của nhiều người chuyên chở.

Do đó, thường có môjt người đứng ra tổ chức và chịu trách nhiệm toàn bộ quá trình vận tải, đó là người kinh doanh vận tải đa phương thức MTO hay CTO (Multimoda Transport Operator hay Combined Transport Operator).

Người kinh doanh vận tải đa phương thức là người kí kết hợp đồng vận tải và chịu trách nhiện về việc chuyên chở hàng hóa như người chuyên chở duy nhất. Khi hànghóa được nhận để chở, chủ hàng được người kinh doanh vận tải đa phương thức cấp cho một vận đơn, gọi là vận đơn vận tải đa phương thức. 

Vận đơn vận tải đa phương thức có các chứng năng giống như vận đơn đường biển thông thường, bao gồm: là biên lai nhận hàng để chở, là chứng từ sở hữu hàng hóa và là bằng chứng của hợp đồng vận tải. 

Vận tải đa phương thức có nhiều chặng chuyên chở với nhiều loại vận tải khác nhau, ở chặng có chứng từ (Local Document) dùng để giải quyết mối quan hệ giữa những người vận tải với nhau theo nguyên tắc vận tải liên hợp mà chủ hàng không cần biết.

Chứng từ vận tải đa phương thức 

Vì có nhiều cách gọi khác nhau, nên trong thực tế, một chứng từ vận tải được xem là chứng từ vận tải đa phương thức cho dù có tên gọi như thế nào, miễn là nó thể hiện được ít nhất hai phương thức vận tải trở lên.

Tiêu đề

Tiêu đề chứng từ vận tải đa phương thức thường gặp là:

- Multimoda Transport B/L.

- Multimoda Transport or Port to Port Shipment B/L.

- Combined Transport B/L.

- Negotiable FIATA Combined Transport B/L.

- B/L for Combined Transport Shipment or Port to Port Shipment.

Người phát hành

Tùy theo trường hợp mà người phát hành chứng từ vận tải đa phương thức có thể là:

- Người chuyên chở đa phương thức.

- Người MTO.

- Thuyền trưởng.

- Người giao nhận hàng hóa (Freight Forwarder).

- Các đại lí của người chuyên chở, của người MTO và của thuyền trưởng được kí phát vận đơn vận tải đa phương thức.

Về chuyển tải trong vận đơn

Vì là vận tải đa phương thức, nên hàng hóa đương nhiên phải được chuyển tải. Do đó, khi hợp đồng thương mại hay L/C yêu cầu xuất trình vận đơn vận tải đa phương thức có điều khoản cấm chuyển tải, thì người bán vẫn được thanh toán tiền hàng ngày ngay cả khi trên vận đơn ghi rõ là có chuyển tải dọc đường. 

Chính vì vậy, khi kí hợp đồng thương mại hay phát hành L/C có yêu cầu vận đơn vận tải đa phương thức thì tránh một điều khoản nào đó qui định cấm chuyển tải dọc đường.

Ngày nay, do xu hướng toàn cầu hóa thương mại diễn ra nhanh chóng, nên vận tải đa phương thức ngày càng phát triển, nó giúp đơn giản hóa thủ tục cho chủ hàng, cho người nhận hàng, tránh những ách tắc, chậm trễ trong chuyên chở hàng hóa giữa các quốc gia, đặc biệt các quốc gia ở các châu lục khác nhau. (Theo Giáo trình Thanh toán quốc tế, NXB Thống kê)



Khai Hoan Chu

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.