Từ 17h00 ngày 17/7/2019 giá xăng E5 RON 92 tăng 626 đồng/lít (tương đương ~3,19%) lên 20.279 đồng/lít. Trên thị trường thế giới, giá dầu Brent Biển Bắc trên sàn giao dịch London giảm 0,28 USD/thùng.
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 6/2019, Hàn Quốc vẫn giữ vị trí dẫn đầu trong tổng số hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Hôm 16/7, Ban hội thẩm của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho biết Mỹ đang không tuân thủ hoàn toàn phán quyết của WTO và có thể đối mặt với các lệnh trừng phạt từ Trung Quốc nếu không gỡ bỏ thuế quan không phù hợp với qui định của tổ chức.
Doanh nghiệp Việt Nam phải thực hiện nghiêm xuất xứ hàng hóa để hưởng lợi thế từ thương chiến Mỹ Trung cũng như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).
Dữ liệu chính thức công bố hôm 15/7 cho biết sản lượng thép hàng ngày của Trung Quốc đã đạt mức cao kỉ lục trong tháng 6, theo tính toán của Reuters, ngay cả khi nỗ lực hạn chế sản xuất bảo vệ môi trường đẩy sản lượng cả tháng giảm nhẹ.
Bộ Công Thương nhận định để đạt được mục tiêu xuất khẩu 263 tỉ USD, xuất khẩu 6 tháng cuối năm phải đạt bình quân 23 – 23,4 tỉ USD/tháng. Đây là nhiệm vụ rất khó khăn bởi lần gần nhất xuất khẩu của Việt Nam chạm mốc 23 tỷ USD đã từ tháng 8/2018.
Trong thời gian từ ngày 1/1/2017 đến ngày 29/2/2019, CFIA đã phát hiện 889 sản phẩm/thành phần thực phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc “có vấn đề”, không đáp ứng được các tiêu chuẩn của Canada.
Thuế quan áp lên thép Việt Nam có nguồn gốc Hàn Quốc và Đài Loan được cho là đang mang lại lợi ích cho kế hoạch mở rộng và mang sản phẩm thép có giá trị gia tăng của hãng vào thị trường chế tạo ô tô nước ngoài.
Việc Bộ Thương mại Mỹ ra quyết định sơ bộ áp mức thuế tới 456,23% đối với thép chống gỉ và thép cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam là đòn đau đến choáng váng đối với những doanh nghiệp đang xuất những mặt hàng này sang Mỹ.
Quyết định áp thuế của Mỹ lên một số sản phẩm thép nhập khẩu từ Việt Nam là một hồi chuông cảnh báo để các bộ, ban ngành của Việt Nam siết chặt lại công tác quản lý xuất xứ hàng hóa.
Trước áp lực từ các qui định xuất xứ của các Hiệp định thương mại, doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã chủ động hơn trong khâu đáp ứng nguồn nguyên phụ liệu. Trong đó, bông Mỹ là lựa chọn số 1.