|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Giảm giá hàng bán (Devaluation of sale) là gì? Hạch toán giảm giá hàng bán

17:25 | 12/11/2019
Chia sẻ
Giảm giá hàng bán (tiếng Anh: Devaluation of sale) là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai qui cách hoặc lạc hậu thị hiếu.
15445_SaleOff

Hình minh họa. Nguồn: Brand VietNam

Giảm giá hàng bán (Devaluation of sale)

Định nghĩa

Giảm giá hàng bán trong tiếng Anh là Devaluation of sale.

Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hoá kém, mất phẩm chất hay không đúng qui cách theo qui định trong hợp đồng kinh tế.

Hạch toán giảm giá hàng bán

(1) Hạch toán trong trường hợp trên hóa đơn ghi đơn giá bán đã giảm

Bên bán và bên mua căn cứ vào hóa đơn, hạch toán như bán, mua hàng thông thường.

Bên bán

Không hạch toán giảm giá hàng bán (vì giá trên hóa đơn là giá đã giảm), chỉ ghi nhận doanh thu và giá vốn tương ứng hàng bán ra:

- Phản ánh giá vốn hàng bán ra, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có các TK 155, 156,…

- Phản ánh doanh thu bán hàng, ghi:

Nợ các TK111,112,131,…:Tổng số tiền trên hoá đơn

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá chưa có thuế )

Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (chi tiết từng loại thuế).

Lưu ý: Trường hợp không tách ngay được các khoản thuế phải nộp, kế toán ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế phải nộp.

Bên mua

Ghi nhận hàng mua vào như hàng mua thông thường (không ghi nhận giảm giá):

- Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 152, 153, 156, … : Giá mua chưa có thuế GTGT

Nợ TK1331 - Thuế GTGT được khấu từ

Có các TK 111,112, 331,…: Tổng giá thanh toán.

- Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 152, 153, 156, … : Giá mua đã có thuế GTGT

Có các TK 111,112, 331,…: Tổng giá thanh toán.

(2) Hạch toán trong trường hợp bên bán lập hóa đơn điều chỉnh giảm giá cho các hóa đơn đã lập:

Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh giảm giá, bên bán và bên mua hạch toán như sau:

Bên bán

Phản ánh số tiền Giảm giá hàng bán, ghi:

Nợ TK 5213 – Giảm giá hàng bán (giá chưa có thuế ) (theo Thông tư 200)

Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giá chưa có thuế) (theo Thông tư 133)

Nợ TK 33311 : Số tiền thuế được điều chỉnh giảm tương ứng với khoản giảm giá

Có các TK 111, 112: Nếu trả lại tiền cho bên mua

Có TK 131: Nếu đối trừ công nợ.

Lưu ý: Trường hợp không tách ngay được các khoản thuế phải nộp, kế toán ghi nhận doanh thu, giảm giá hàng bán bao gồm cả thuế phải nộp.

Bên mua

Căn cứ vào số lượng hàng được giảm giá còn tồn kho hay đã sử dụng hay đã bán để hạch toán:

Nợ các TK 111, 112: Nếu được bên bán thanh toán bằng tiền

Nợ TK 331: Nếu đối trừ công nợ

Có các TK 152, 153, 156 (nếu hàng mua còn tồn kho)

Có các TK 621, 623, 627 (nếu hàng mua đã xuất dùng cho sản xuất) (TT200)

Có TK 154 (nếu hàng mua đã xuất dùng cho sản xuất) (TT133)

Có TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang  (nếu hàng mua đã xuất dùng cho hoạt động đầu tư xây dựng)

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán (nếu hàng mua đã tiêu thụ trong )

Có các TK 641, 642 (nếu hàng mua dùng cho hoạt động bán hàng, quản doanh nghiêp) (TT200)

Có TK 642 (6421, 6422) (nếu hàng mua dùng cho hoạt động bán hàng, quản doanh nghiệp) (TT133)

Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ tương ứng với số tiền chiết khấu.

Lưu ý: Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì trị giá hàng mua bao gồm cả thuế GTGT.

(Tài liệu tham khảo: Cách hạch toán giảm giá hàng bán tại bên mua và bên bán theo TT200&TT133, Tin tức kế toán)

Minh Lan