|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Giá trị rủi ro (Value of Risk - VOR) là gì?

12:01 | 11/04/2020
Chia sẻ
Giá trị rủi ro (tiếng Anh: Value of Risk - VOR) là lợi ích tài chính mà một hoạt động chấp nhận rủi ro sẽ mang lại cho các bên liên quan của một tổ chức.
Giá trị rủi ro (Value of Risk - VOR) là gì? - Ảnh 1.

Hình minh họa (Nguồn: Investopedia)

Giá trị rủi ro

Khái niệm

Giá trị rủi ro trong tiếng Anh gọi là: Value of Risk - VOR.

Giá trị rủi ro là lợi ích tài chính mà một hoạt động chấp nhận rủi ro sẽ mang lại cho các bên liên quan của một tổ chức. Giá trị rủi ro yêu cầu tổ chức cần phải xác định liệu một hoạt động có giúp đưa tổ chức đến gần hơn với các mục tiêu của mình.

Hiểu về giá trị rủi ro (VOR)

Trong lí thuyết tài chính, các công ty không có bất kì sự ưa thích rủi ro nào, nhưng các cổ đông và các bên liên quan của công ty thì có. Tất cả các hoạt động mà một công ty có thể thực hiện, từ việc tham gia vào một thị trường mới đến phát triển một sản phẩm mới, đều mang rủi ro.

Mức độ rủi ro phụ thuộc vào loại hình hoạt động và khả năng công ty sẽ không thể thu lại chi phí, cộng thêm việc chi tiền cho một hoạt động mang theo chi phí cơ hội - tức là công ty không thể sử dụng số tiền đó vào một thứ gì đó khác.

Rủi ro thất bại - Risk of Failure

Giá trị rủi ro đòi hỏi một công ty phải kiểm tra các thành phần khác nhau của chi phí rủi ro

Những thành phần này bao gồm chi phí thực tế cho các tổn thất phát sinh; chi phí trái phiếu, bảo hiểm hoặc tái bảo hiểm cho các khoản lỗ; các chi phí giảm thiểu rủi ro có thể khiến công ty gặp phải tổn thất; và chi phí thực hiện chương trình quản lí rủi ro và giảm thiểu tổn thất.

Giá trị của rủi ro coi mỗi thành phần của chi phí rủi ro là một lựa chọn đầu tư. Cũng giống như với một cổ phiếu hoặc trái phiếu, các thành phần phải thể hiện tỉ lệ hoàn vốn - ROI.

Ví dụ, một công ty bắt đầu triển khai bộ phận quản lí rủi ro và đang phải chịu một chi phí nhân sự đáng kể. Bộ phận này dự kiến sẽ giảm rủi ro tổn thất của công ty bằng cách quản lí danh mục bảo hiểm và tái bảo hiểm, xác định các mối đe dọa tiềm ẩn và phát triển các phương pháp để giảm rủi ro.

Nếu bộ phận quản lí rủi ro không có khả năng làm điều này, thì nó không đóng góp vào lợi ích cổ đông. Nếu thu nhập dự kiến của một công ty cao hơn chi phí phát sinh để giảm rủi ro, thì khoản đầu tư giảm rủi ro này là một khoản đầu tư tích cực.

(Tài liệu tham khảo: Investopedia)

Tuyết Nhi