|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Quản trị rủi ro tài sản (Asset risk management) là gì? Tầm quan trọng của quản trị rủi ro tài sản

09:28 | 07/10/2019
Chia sẻ
Quản trị rủi ro tài sản (tiếng Anh: Asset risk management) là hoạt động quản trị rủi ro liên quan đến tài sản của doanh nghiệp. Quản trị rủi ro tài sản giúp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, từ đó tài sản được sử dụng hợp lí, hiệu quả nhất.
Author Meet & Greet (2)

Hình minh họa

Quản trị rủi ro tài sản (Asset risk management)

Định nghĩa

Quản trị rủi ro tài sản trong tiếng Anh là Asset risk management. Quản trị rủi ro tài sản là hoạt động quản trị rủi ro liên quan đến tài sản của doanh nghiệp.

Nội dung quản trị rủi ro tài sản

- Quản trị rủi ro tài sản đề cập đến các đối tượng có thể hưởng lợi hoặc chịu tổn thất về vật chất, tài sản tài chính hay tài sản vô hình và các kết quả này xảy ra do phải chịu yếu tố mạo hiểm hay rủi ro…

- Tài sản có thể bị hư hỏng hay tàn phá, giảm giá hay mất mát theo nhiều cách khác nhau. Cụ thể tài sản ở đây có thể là:

+  Bất động sản gồm các công trình kiến trúc, kho, cửa hàng… 

+ Động sản bao gồm máy móc, thiết bị, hàng hóa, nguyên vật liệu…

Tầm quan trọng của quản trị rủi ro tài sản

- Quản trị rủi ro tài sản giúp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, từ đó tài sản được sử dụng hợp , hiệu quả nhất.

- Là cơ sở để doanh nghiệp có kế hoạch sửa chữa, thay đổi tài sản, đảm bảo cho tài sản được sử dụng một cách liên tục trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

- Là cơ sở tính toán khấu hao giá thành, xác định chi phí.

Quá trình quản trị rủi ro tài sản

(1) Nhận dạng rủi ro tài sản

Nhận dạng rủi ro tài sản bao gồm hai nội dung. Đó là nhận dạng nguồn rủi ro tài sản (nguyên nhân gây ra rủi ro đến từ đâu) và nhận dạng nguy cơ rủi ro tài sản (nguy cơ rủi ro trực tiếp, gián tiếp hay có yếu tố thời gian).

(2) Phân tích và đo lường rủi ro tài sản

(3) Đánh giá các tổn thất

- Đánh giá, ghi nhận tổn thất gây ra là do giảm doanh thu hay tăng chi phí.

* Giảm doanh thu

+ Tổn thất thu nhập cho thuê tài sản; 

+ Tổn thất do gián đoạn hoạt động kinh doanh bao gồm: 

• Lợi nhuận ròng nếu hoạt động không gián đoạn (chi phí cơ hội)

• Các chi phí cố định vẫn phải tiếp tục trả

• Chi phí trong thời gian hồi phục lại mức hoạt động trước đây

+ Tổn thất do các gián đoạn bất ngờ tùy thuộc

• Mức độ phụ thuộc và khâu cung cấp và tiêu thụ

• Khả năng gián đoạn hoạt động của các khâu cung cấp và tiêu thụ

• Thời gian hồi phục

* Tăng chi phí:

+ Tổn thất do chịu các chi phí cao hơn khi hoạt động liên tục là cần thiết

+ Tổn thất do hủy hợp đồng thuê

+ Tổn thất từ các trang thiết bị không tháo dỡ được của bên thuê tài sản

+ Tổn thất từ các trang thiết bị không tháo dỡ được của bên thuê tài sản

(4) Kiểm soát rủi ro tài sản

- Kiểm soát rủi ro tài sản là việc sử dụng các biện pháp nhằm phòng chống, hạn chế rủi ro, hạn chế tổn thất xảy ra với tài sản của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh.

- Một số biện pháp kiểm soát rủi ro tài sản:

+ Có kế hoạch sử dụng tài sản

+ Xây dựng chính sách mua tài sản đảm bảo về số lượng, chất lượng

+ Kiểm tra, bảo dưỡng, bảo trì tài sản định kì

+ Đánh giá khấu hao tài sản cố định chi tiết

+ Hệ thống quản lí, kiểm soát những nhân lực trực tiếp có trách nhiệm với tài sản

+ Thực hiện qui chế an toàn lao động

(5) Tài trợ rủi ro tài sản

Có thể tài trợ rủi ro tài sản thông các biện pháp như:

- Lập các quĩ để bù đắp tài sản bị hao mòn, hư hỏng: Phương pháp này có thể được sử dụng khi tổn thất không vượt quá khả năng bù đắp tài chính của doanh nghiệp.

- Mua bảo hiểm cho các tài sản có giá trị: Đối với những tài sản có giá trị, ảnh hưởng lớn đến khả năng tài chính cũng như quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì các biện pháp bảo hiểm luôn là giải pháp thích hợp nhất.

(Tài liệu tham khảo: Quản trị rủi ro tài sản, Tổ hợp giáo dục Topica; Giáo trình Phân tích đầu tư chứng khoán, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

Minh Lan