|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Động cơ lợi nhuận (Profit motive) là gì? Động cơ lợi nhuận của doanh nghiệp

11:58 | 11/06/2020
Chia sẻ
Động cơ lợi nhuận (tiếng Anh: Profit motive) đề cập đến ý định thu được lợi ích tiền tệ trong một dự án hoặc một giao dịch.
Động cơ lợi nhuận (Profit motive) là gì? Động cơ lợi nhuận của doanh nghiệp - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Medium.

Động cơ lợi nhuận

Khái niệm

Động cơ lợi nhuận tiếng Anh là Profit motive.

Động cơ lợi nhuận đề cập đến ý định thu được lợi ích tiền tệ trong một dự án hoặc một giao dịch. Động cơ lợi nhuận cũng có thể được hiểu là lí do cơ bản tại sao một người hoặc một công ty tham gia vào các hoạt động kinh doanh dưới bất kì hình thức nào.

Vì sao có động cơ lợi nhuận?

Các nhà tư tưởng kinh tế từ lâu đã đặt ra những câu hỏi: tại sao mọi người làm những việc họ làm? Tại sao một số người trở thành thợ làm bánh, hoặc vì sao một số người kinh doanh ngành nghề khác? Tại sao mọi người chấp nhận rủi ro khi bắt đầu kinh doanh? Câu trả lời cho những câu hỏi này là động cơ lợi nhuận của một cá nhân, tức động lực để thực hiện một số hoạt động kinh doanh với hi vọng trở nên giàu có hơn.

Vì động cơ lợi nhuận này, nhà kinh tế học Adam Smith đã nghĩ ra khái niệm "bàn tay vô hình", điều này cho thấy rằng những cá nhân có động cơ tìm kiếm lợi nhuận sẽ đóng góp nhiều lợi ích cho xã hội hơn những cá nhân thông qua quá trình chính trị để cải thiện xã hội.

Động cơ lợi nhuận đã được nghiên cứu nhiều hơn trong thời gian gần đây, khi các nhà kinh tế và các nhà tư tưởng cho rằng trong thực tế, tất cả các cá nhân đều không chỉ đơn giản là lạnh lùng, tính toán tối đa hóa lợi nhuận, mà họ còn có những vai trò xã hội và cân nhắc nhiều yếu tố khác.

Động cơ lợi nhuận của doanh nghiệp

Một doanh nghiệp có thể kiếm lợi nhuận bằng cách bán một sản phẩm hoặc dịch vụ với giá thị trường cao hơn chi phí sản xuất.

Giá thị trường được xác định bằng lượng cung (bao nhiêu mặt hàng cụ thể có sẵn để bán) và lượngcầu (bao nhiêu mặt hàng đó có thể được bán). Cả cung và cầu đều thay đổi theo giá cả. 

Nguồn cung có xu hướng tăng lên khi giá tăng, bởi vì nhiều lợi nhuận có thể được tạo ra ở mức giá cao hơn, khuyến khích các doanh nghiệp bán mặt hàng đó. Nhu cầu có xu hướng giảm khi giá tăng, bởi vì không phải ai cũng có thể mua những món đồ đắt tiền hơn và bởi vì mọi người có thể quyết định chi tiền của họ cho một thứ khác. Giá thị trường là giá mà tại đó cung bằng với cầu.

Ví dụ, một doanh nghiệp bán nước ép có chi phí 1 GBP để mua táo và 1 GBP để ép và đóng chai, tức tổng chi phí sản xuất là 2 GBP mỗi chai. Nếu mọi người chỉ trả 0,5 GBP cho mỗi chai nước táo, thì doanh nghiệp sẽ lỗ 1,50 GBP mỗi chai. Tuy nhiên, nếu mọi người 3 GBP cho mỗi chai nước táo thay vì tự mua và ép táo, thì doanh nghiệp sẽ giúp khách hàng của mình. 

Như vậy, nó tăng thêm giá trị cho các nguyên liệu thô và mang lại lợi nhuận 1 GBP mỗi chai. Điều quan trọng ở đây là, doanh nghiệp làm một cái gì đó hữu ích không phải từ lòng tốt, mà bởi vì doanh nghiệp muốn kiếm tiền. Đây là động cơ lợi nhuận của một doanh nghiệp khi bắt đầu thực hiện hoạt động kinh doanh.

(Theo InvestopediaThe Progress Motive)

Hoàng Vy