|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Điều kiện D/A (Documents against Acceptance) là gì? Tại sao D/A rủi ro hơn D/P?

16:29 | 03/09/2019
Chia sẻ
Điều kiện D/A (tiếng Anh: Documents against Acceptance) là một trong những phương thức thanh toán trong giao dịch thương mại quốc tế. Điều kiện D/A thường mang lại rủi ro cao hơn so với điều kiện D/P đối với nhà Xuất khẩu.
d

Hình minh họa (Nguồn: Abbreviations)

Điều kiện D/A (Documents against Acceptance)

Điều kiện D/A - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Documents against Acceptance, viết tắt là điều kiện D/A.

Điều kiện D/A là một trong những phương thức thanh toán trong giao dịch thương mại quốc tế. Hàm ý của điều kiện D/A là người Xuất khẩu cấp tín dụng cho người Nhập khẩu. Thời hạn tín dụng chính là thời hạn của hối phiếu, hay còn gọi là "thời hạn trả chậm - Unsance". 

Đối với điều kiện D/A, trong Lệnh nhờ thu phải có chỉ thị: "Release Documents against Acceptance". 

Người Nhập khẩu được yêu cầu chấp nhận hối phiếu, có nghĩa là, phải kí chấp nhận thanh toán hối phiếu sau một số ngày nhất định. Khi đã kí chấp nhận, người Nhập khẩu được nhận bộ chứng từ và đi nhận hàng.

Thời điểm để tính thời hạn hối phiếu có thể là:

- Từ ngày nhìn thấy hối phiếu, tức từ ngày kí chấp nhận hối phiếu.

- Từ ngày giao hàng (date of shipment) được ghi trên hối phiếu.

- Từ ngày kí phát hối phiếu (issued date).

- Một ngày cụ thể trong tương lai. (Theo Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê)

Tại sao điều kiện D/A rủi ro hơn D/P đối với nhà Xuất khẩu?

Thứ nhất, theo điều kiện D/P, người Xuất khẩu kiểm soát được hàng hóa (thông qua ngân hàng) cho đến khi người Nhập khẩu thanh toán. Nếu người Nhập khẩu không thể thanh toán hoặc từ chối thanh toán, người Xuất khẩu còn có thể:

- Kháng nghị hối phiếu và đưa người Nhập khẩu ra tòa (trường hợp này có thể tốn kém và khó kiểm soát những gì xảy ra ở nước ngoài); hoặc

- Chở hàng quay về nước; hoặc

- Tìm người mua khác; hoặc

- Thu xếp để bán đấu giá. 

Đối với hai trường hợp sau, giá bán hàng hóa có thể sẽ bị giảm thấp, nhưng có thể vẫn còn hơn là chở hàng hóa quay lại.

Đôi khi người Xuất khẩu có người đại diện hay đại lí ở nước người Nhập khẩu, họ có thể thu xếp mọi công việc. Người đại diện này gọi là "CASE OF NEED - trường hợp cần thiết", nghĩa là, Ngân hàng thu hộ sẽ liên lạc với ai đó khi cần thiết.

Thứ hai, theo điều kiện D/A, sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu đồng ý, thì người Nhập khẩu kí chấp nhận hối phiếu, nhận bộ chứng từ và đi nhận hàng; còn người Xuất khẩu mất quyền kiểm soát hàng hóa. Người Xuất khẩu có thể chịu những rủi ro sau:

a) Người Nhập khẩu có thể từ chối thanh toán vào ngày hối phiếu đến hạn bởi vì:

- Hàng hóa không phải là hàng hóa Nhập khẩu yêu cầu.

- Nhà Nhập khẩu không thể bán được số hàng hóa đó.

- Nhà Nhập khẩu chủ tâm lừa đảo người Xuất khẩu.

Trong những trường hợp này, người Xuất khẩu có thể kháng nghị hối phiếu và kiện người Nhập khẩu nhưng việc này có thể rất tốn kém. 

b) Người Nhập khẩu có thể bị phá sản, trong trường hợp này, người Xuất khẩu sẽ không bao giờ lấy được tiền. (Theo Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê)

Khai Hoan Chu

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.