|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Dịch chuyển rủi ro (Risk Shifting) là gì? Giải pháp thay thế cho dịch chuyển rủi ro

11:00 | 30/12/2019
Chia sẻ
Dịch chuyển rủi ro (tiếng Anh: Risk Shifting) chỉ việc một bên chuyển rủi ro của họ cho một bên khác.
Chuyển rủi ro (Risk Shifting) là gì? Giải pháp thay thế cho Chuyển rủi ro  - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Twitter.com

Dịch chuyển rủi ro

Khái niệm

Dịch chuyển rủi ro trong tiếng Anh là Risk Shifting.

Dịch chuyển rủi ro có trong nhiều kịch bản khác nhau, phổ biến nhất là khi một công ty hoặc tổ chức tài chính rơi vào tình trạng khó khăn tài chính do chấp nhận rủi ro quá mức. Dịch chuyển rủi ro chỉ việc một bên dịch chuyển rủi ro của họ cho một bên khác.

Hành vi chấp nhận rủi ro cao hơn này thường đi kèm với mục tiêu tạo ra lợi nhuận cao hơn cho các cổ đông hay chủ vốn chủ sở hữu, những cổ đông này có rủi ro thua lỗ bổ sung thấp hơn và thu được lợi nhuận bổ sung lớn hơn, hay rủi ro chuyển từ các cổ đông sang chủ doanh nghiệp.       

Khi một công ty thay đổi từ một chương trình hưu trí có mức hưởng xác định trước sang một chương trình hưu trí có mức hưởng căn cứ trên mức đóng góp của nhân viên, thì rủi ro liên quan đến các khoản lương hưu đã được chuyển từ phía công ty sang nhân viên.

Đặc điểm Dịch chuyển rủi ro 

Một công ty đang gặp khó khăn tài chính với các khoản nợ lớn cũng đang trong quá trình dịch chuyển rủi ro vì khi các cổ đông của công ty rút vốn cổ phần, tỉ lệ sở hữu của chủ công ty tăng lên. 

Do đó, nếu công ty chấp nhận rủi ro bổ sung, lợi nhuận tăng thêm tiềm năng sẽ được tích lũy cho các cổ đông trong khi rủi ro sụt giá thuộc bổ sung thuộc về chủ công ty, điều đó có nghĩa là rủi ro đã được chuyển từ các cổ đông sang chủ công ty do tỉ lệ sở hữu của chủ công ty tăng lên.   

Mặt khác do qui định ban giám đốc không chịu các trách nhiệm về tổn thất phát sinh, các tổ chức tài chính đang gặp khó khăn hoặc sắp rơi vào tình trạng khó khăn thường cho vay có rủi ro cao, gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế do hiện tượng này thúc đẩy bong bóng tài sản và khủng hoảng ngân hàng.   

Ví dụ về Dịch chuyển rủi ro

Báo cáo của Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tháng 10 năm 2011 cho biết chính sách tiền tệ thắt chặt của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ năm 2004 đã dẫn đến một cú sốc tiêu cực trong danh mục các khoản vay lớn của New Century đang nắm giữ. 

Để đối phó, New Century đã phát hành các khoản vay chỉ trả lãi qui mô lớn. Các khoản vay này có rủi ro cao hơn và nhạy cảm hơn với thay đổi trong giá bất động sản so với các khoản vay tiêu chuẩn.   

Hành vi cịch chuyển rủi ro cũng thể hiện rõ trong hoạt động kinh doanh của các công ty cho vay thế chấp dưới chuẩn, điều này đã làm bong bóng nhà ở tại Mỹ lớn dần trong thập kỉ đầu thế kỉ 21. 

Cuối cùng khi bong bóng nhà ở sụp đổ đã gây ra cuộc khủng hoảng và suy thoái ngân hàng toàn cầu trầm trọng nhất kể từ những năm 1930.  

Giải pháp thay thế cho dịch chuyển rủi ro 

Quản lí rủi ro là lựa chọn phù hợp và an toàn hơn dịch chuyển rủi ro đối với các công ty và tổ chức đang gặp khó khăn tài chính. 

Các chiến lược quản lí rủi ro thường tập trung vào việc cân bằng rủi ro và lợi nhuận để tạo ra dòng tiền đủ đáp ứng các trách nhiệm tài chính, thay vì thực hiện các khoản vay rủi ro cao như với Dịch chuyển rủi ro

Tuy nhiên, các chính phủ đã ban hành những qui định chặt chẽ hơn để khuyến khích các doanh nghiệp quản lí rủi ro một cách khôn ngoan và thận trọng hơn.   

(Theo Investopedia)

Lê Thảo