|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Rủi ro chuyển đổi (Transfer Risk) là gì? Cách thức hoạt động Rủi ro chuyển đổi

12:19 | 20/12/2019
Chia sẻ
Rủi ro chuyển đổi (tiếng Anh: Transfer Risk) là khả năng đồng nội tệ không thể chuyển đổi thành tiền tệ của một quốc gia khác do giá trị danh nghĩa thay đổi hoặc các hạn chế trao đổi.
blog40

Hình minh họa. Nguồn: Docutrax.com

Rủi ro chuyển đổi

Khái niệm

Rủi ro chuyển đổi trong tiếng Anh là Transfer Risk hay Conversion Risk.

Rủi ro chuyển đổi là khả năng đồng nội tệ không thể chuyển đổi thành tiền tệ của một quốc gia khác do giá trị danh nghĩa thay đổi hoặc các hạn chế trao đổi. 

Rủi ro chuyển đổi phát sinh khi lượng giao dịch một loại tiền tệ giảm và các biện pháp kiểm soát vốn hạn chế khả năng tự do dịch chuyển tiền tệ vào hoặc ra khỏi một quốc gia của nhà đầu tư. 

Cách thức hoạt động Rủi ro chuyển đổi 

Rủi ro chuyển đổi đã trở thành một chủ đề được quan tâm trong những thập kỉ gần đây do các doanh nghiệp đã xem thương mại quốc tế là một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của họ. 

Những lợi ích này gồm có tăng lưu lượng hàng hóa và dịch vụ qua các thị trường khác nhau và duy trì giá thấp cho hàng hóa, ... 

Tuy nhiên, các lợi ích này cũng đi kèm với nhiều rủi ro liên quan đến việc giao dịch mua bán hàng hóa với một công ty ở ngoài biên giới.     

Ví dụ: khi một công ty Mỹ mua hàng hóa từ một công ty ở Nhật Bản, giao dịch sẽ được thực hiện bằng đồng đô la Mỹ hoặc yên Nhật. Do đô la Mỹ và yên Nhật là những loại tiền tệ được giao dịch thường xuyên, công ty Mỹ có thể dễ dàng chuyển đổi đô la thành đồng yên và ngược lại. 

Hơn nữa, cả Mỹ và Nhật Bản đều có nền kinh tế ổn định được điều tiết tốt cho phép các giao dịch được thực hiện mà không có giới hạn, hay nói cách khác, rủi ro chuyển đổi tiền tệ ở trường hợp này là tương đối thấp.   

Trường hợp giao thương giữa các nước có đồng tiền yếu hơn, các giao dịch mua bán sẽ khó thực hiện hơn. Một doanh nghiệp mua hàng hóa từ một công ty ở một nước đang phát triển có tiền tệ khó chuyển đổi hơn. 

Các công ty cũng phải tuân theo luật pháp của quốc gia nơi họ kinh doanh. Do đó, các luật này có thể ảnh hưởng đến cách thức kinh doanh của công ty, cách các giao dịch qua ngân hàng được xử lí và cách thức giao sản phẩm.   

Các công ty và tập đoàn cần xem xét rủi ro chuyển đổi khi làm ăn với các công ty nước ngoài và thực hiện các bước cần thiết để giảm thiểu ảnh hưởng của những hậu quả do rủi ro chuyển đổi gây ra. 

Một số lưu ý 

Rủi ro chuyển đổi có thể khiến một doanh nghiệp rời vào tình huống hỗn loạn. Tuy nhiên, vẫn có một số biện pháp có thể sử dụng để hạn chế việc mất vốn. 

Một số công ty giữ một khoản dự trữ tiền mặt được gọi là dự phòng rủi ro chuyển đổi để quản lí những thách thức này, khoản này sẽ được phân bổ bù đắp cho hậu quả của rủi ro chuyển đổi gây ra. 

Các khoản dự phòng rủi ro là khoản trợ cấp mà các công ty duy trì để bảo vệ họ trước các rủi ro quốc gia và rủi ro các loại tiền tệ không thể chuyển đổi.   

Có nhiều công ty nên luôn luôn duy trì khoản dự phòng rủi ro chuyển đổi phân bổ cho các tài sản quốc tế như các công ty bán lẻ đa quốc gia lớn và các ngân hàng lớn hoạt động ở nhiều quốc gia khác nhau.  

Ví dụ về Rủi ro chuyển đổi

Giả sử các qui định ngân hàng ở một quốc gia hạn chế khoản tiền doanh nghiệp có thể rút từ ngân hàng nước ngoài vài tháng sau khi doanh nghiệp này hoàn tất giao dịch với một công ty nước ngoài. 

Trong thời gian này, giá trị của đồng ngoại tệ giảm tương đối so với giá trị của đồng nội tệ.  

Kết quả khiến cho doanh nghiệp mất tiền trê khoản thu từ giao dịch vài tháng trước do phải tuân theo theo qui định của pháp luật và không kịp chuyển đổi số tiền này từ đồng ngoại tệ mà công ty nước ngoài trả thành đồng nội địa. 

Đây là rủi ro chuyển đổi mà các doanh nghiệp phải đối mặt khi tham gia giao dịch thương mại với các công ty nước ngoài.   

(Theo Investopedia)

Lê Thảo

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.